KHI CẦN GIẢI ĐÁP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH - HÃY GỌI NGAY ĐẾN ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỐ ĐT 0228.3821626 - 0888305268!


 



anh tin bai
 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hội nghị trực tuyến bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về đô thị thông minh tỉnh Nam Định
Lượt xem: 287

Chiều ngày 21/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT, Viện trí tuệ nhân đạo tổ chức Hội nghị trực tuyến bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về đô thị thông minh tỉnh Nam Định.

 

anh tin bai
Các đại biểu dự tại điểm cầu trung tâm tại Sở Thông tin và Truyền thông

 

Tham dự ở điểm cầu trung tâm tại Sở Thông tin vàTtruyền thông có đồng chí Vũ Trọng Quế - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT, Viện trí tuệ nhân đạo; các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Hội nghị được kết nối trực tuyến với điểm cầu 10 huyện, thành phố và 236 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

 

anh tin bai
Các đại biểu dự hội nghị bồi dưỡng tại điểm cầu huyện Vụ Bản

 

Dự tại điểm cầu huyện Vụ Bản có đồng chí Đỗ Văn Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện; Lãnh đạo, cán bộ các phòng ban chuyên môn, các cơ quan của huyện; Lãnh đạo, cán bộ Bưu điện huyện, Viettel Vụ Bản, VNPT Vụ Bản; đội ngũ nòng cốt chuyển đổi số của huyện.

anh tin bai

Đ/c Vũ Trọng Quế - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc hội nghị

 

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Vũ Trọng Quế - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: Cùng với quá trình đô thị hóa, việc gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của các tỉnh bởi tình trạng ô nhiễm môi trường, thiếu các nguồn lực, như nước sạch, không gian, năng lượng và đất đai... Với công nghệ và phương pháp quản lý truyền thống, việc giải quyết các khó khăn nêu trên sẽ gặp nhiều hạn chế. Để xử lý vấn đề đó, một số nước phát triển đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ cốt lõi và công nghệ thông tin để thực hiện các giải pháp xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển của một đô thị hiện đại thông qua việc xây dựng các đô thị thông minh. Khái niệm đô thị thông minh là một đô thị ứng dụng công nghệ để kết nối, thu thập và phân tích thông tin của người dân và các cấp quản lý nhằm nâng cao chất lượng sống của cư dân và bảo đảm phát triển bền vững. Nó là sự hội tụ của ba yếu tố, gồm hạ tầng hiệu quả, phát triển bền vững và môi trường sống thân thiện. Đô thị thông minh là khái niệm động không có điểm đến, không có mô hình chuẩn áp dụng cho tất cả các thành phố, vì vậy lãnh đạo các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn cần phải năng động, sáng tạo xây dựng địa phương mình thông minh hơn một cách phù hợp nhất, hiệu quả nhất, mang lại môi trường tốt nhất cho người dân.

anh tin bai

Đ/c đại diện Trung tâm Chính phủ số, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ Thông tin và truyền thông giới thiệu chuyên đề về tổng quan về đô thị thông minh

 

Tại buổi tập huấn, đại diện Trung tâm Chính phủ số, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ Thông tin và truyền thông giới thiệu chuyên đề về tổng quan về đô thị thông mình, một số kết quả và định hướng thực hiện. Theo đó, các chuyên gia và các nhà quy hoạch dự báo mỗi tuần có khoảng một triệu người dân chuyển đến đô thị sinh sống. Dự kiến đến 2050, dân số thành thị sẽ vào khoảng 6,3 tỷ người. Riêng Trung Quốc và Ấn Độ, trong 20 năm nữa sẽ có 800 triệu người đến thành phố sinh sống. Diện tích của các thành phố chỉ chiếm 2% diện tích trái đất nhưng chứa 50% dân số hoặc nhiều hơn và các thành phố tiêu thụ khoảng 75% năng lượng, thải ra 80% lượng CO2.

Xu thế ngày càng nhiều người dân đổ về khu vực thành thị tạo ra các áp lực về giao thông, năng lượng, môi trường, y tế, thực phẩm, nước sạch,... Do vậy cần phải ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để giải quyết các vấn đề của đô thị, trong đó ưu tiên ứng dụng các công nghệ có tính đột phá, sáng tạo.

Trên thế giới, việc triển khai đô thị thông minh đã trở nên cấp thiết từ những năm cuối thế kỷ 20 tại nhiều quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết, đặc thù của đô thị. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, xác định rõ các quan điểm, nguyên tắc và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam. Đến nay, đã có tổng cộng 54 địa phương đã và đang triển khai đô thị thông minh; 30 địa phương đã ban hành Đề án/Chương trình/Kế hoạch phát triển đô thị thông minh hoặc phát triển đô thị thông minh; 15 địa phương đã ban hành Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh là kiến trúc công nghệ phục vụ phát triển đô thị thông minh tại địa phương; 38 địa phương đã triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cấp tỉnh; 21 địa phương đã triển khai Trung tâm IOC, cấp đô thị thành phố thuộc tỉnh; 16 địa phương đã triển khai Trung tâm IOC cấp tỉnh và cấp đô thị thành phố thuộc tỉnh.

anh tin bai

Đ/c Viện Trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo phổ biến chuyên đề bao ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phát triển đô thị thông minh

 

Hội nghị cũng phổ biến các chuyên đề bao gồm: ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phát triển đô thị thông minh của Viện Trí tuệ nhân tạo và chuyên đề về góc nhìn và kinh nghiệm triển khai đô thị thông minh của Tập đoàn VNPT. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn không chỉ mang lại cơ hội to lớn mà cả thách thức, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đang xây dựng trên nền tảng của cuộc cánh mạng số và quản lý các hệ thống vật lý trong không gian ảo và đặc biệt là hiện nay các công nghệ nền tảng phát triển rất mạnh như điện toán đám mây, IoT, trí tuệ nhân tạo… Xây dựng đô thị thông minh là dùng công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng hiệu quả làm việc và đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, công nghệ thông tin không phải quyết định tất cả trong việc xây dựng đô thị thông minh mà chính là con người. Vì vậy, khi xây dựng đô thị thông minh, VNPT tập trung lấy người dân và con người làm trọng tâm. Để xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho một đô thị thông minh thì phải có các hệ thống như Trung tâm điều hành thông minh, Trung tâm về an toàn bảo mật - đây luôn là vấn đề rất quan trọng nhất là khi các thiết bị sensor, thiết bị IoT, thiết bị di động đang bùng nổ. Đến nay, đã có hơn 40 tỉnh/thành phố hợp tác với VNPT xây dựng đề án và phát triển các nội dung liên quan đến thành phố thông minh. Hơn 45 đơn vị gồm Văn phòng Chính phủ, các bộ, đơn vị ngang cấp bộ, các tỉnh, thành phố, các huyện… đã hợp tác với VNPT để xây dựng Trung tâm điều hành thông minh (IOC). Đây chính là kết quả của tư duy chính xác và kinh nghiệm triển khai thực tiễn đúng đắn của VNPT trong hành trình chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh.

anh tin bai

Các đại biểu tại điểm cầu huyện Vụ Bản theo dõi buổi bồi dưỡng

 

Hội nghị trực tuyến bồi dưỡng phổ biến kiến thức về đô thị thông minh đã giúp cho các cán bộ trên địa bàn tỉnh nắm được các thông tin, kiến thức mới, bổ ích nhằm nâng cao hiểu biết, cập nhật nền tảng, cơ sở khoa học trong xây dựng, phát triển các dịch vụ chính quyền điện tử. Từ đó, thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, triển khai có hiệu quả đề án xây dựng chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Nam Định./.

T/h: Huyền Trang

(Trung tâm VH, TT & TT huyện)