Tiểu dự án
giảm nghèo về thông tin xác định các mục tiêu: (i) Hỗ trợ hộ nghèo, hộ
cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo sử dụng
dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin; (ii)
Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; đảm
bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo,
huyện đảo có hệ thống đài truyền thanh hoạt động, phục vụ tốt cho công
tác thông tin, tuyên truyền và quản lý, điều hành tại địa phương; (iii)
Tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin
thiết yếu cho xã hội, nhất là cung cấp thông tin về cơ sở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thông tin cho người dân sinh sống
trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, bao gồm thông tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm lao
động, sản xuất, kinh doanh; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an
sinh xã hội bền vững; (iv) Tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho
cộng đồng dân cư; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, xã đảo, huyện đảo có điểm cung cấp thông tin công cộng phục
vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội ở các khu vực này.
Tiểu dự án truyền thông về giảm nghèo đa chiều xác định các mục tiêu
tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã
hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy
tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng
đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động
nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền các
gương điển hình, sáng kiến, mô hình tốt về giảm nghèo để thúc đẩy, nhân
rộng và lan tỏa trong xã hội.
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, với mục đích tăng cường truyền thông,
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa,
nội dung, giải pháp của Chương trình nhằm tạo sự đồng thuận của toàn xã
hội, góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững;
truyền thông cho các đối tượng thụ hưởng của Chương trình về các tấm
gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự
lan toả trong toàn xã hội, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực
vươn lên thoát nghèo của người dân và hoạt động, ngày 21/7/2022, Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 650/QĐ-LĐTBXH phê
duyệt Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025 (sau đây gọi là Kế hoạch).
Kế hoạch xác định một số nội dung chủ yếu sau đây:
Về đối tượng truyền thông: Kế hoạch xác định đối tượng
truyền thông là người dân, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,
người lao động và toàn xã hội, trong đó chú trọng truyền thông cho nhóm
đối tượng hưởng lợi từ Chương trình như người thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên các địa bàn huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, cán bọ
làm công tác giảm nghèo các cấp.
Về phạm vi và thời gian thực hiện: Chương trình truyền thông được thực hiện từ năm 2022 đến năm 2025 trên phạm vi toàn quốc.
Về nội dung truyền thông: Kế hoạch xác định các nội dung truyền thông chủ yếu sau đây: Thứ nhất,
tuyên truyền những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương
trình và các nội dung nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII
của Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng khoá XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm
nghèo bền vững đến năm 2030. Trong đó, chú trọng các nội dung: (i) Chiến
lược giảm nghèo chuyển từ đầu tư giảm nghèo theo diện rộng sang đầu tư
giảm nghèo theo chiều sâu; tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm vào
các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
và đầu tư vào con người, nâng cao năng lực phát triển của người dân;
(ii) Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế
tái nghèo và phát sinh nghèo, hướng đến giải quyết vấn đề nghèo đói cho
mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc, mọi chiều thiếu hụt; góp phần bảo đảm an
sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người nghèo, người
dân sinh sống trên địa bàn nghèo; (iii) Đối với địa bàn nghèo, thực hiện
mục tiêu từng bước xoá bỏ tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trên cơ
sở tập trung, lồng ghép nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội; lấy phát triển kinh tế là trọng tâm để giảm nghèo bền vững;
chú trọng triển khai các dự án giảm nghèo nhằm hình thành vùng sản
xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo động lực phát triển; (iv) Đối với hộ
nghèo, đổi mới phương thức hỗ trợ thông qua các mô hình tổ chức sản xuất
(doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân
cư); hộ gia đình tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, tài sản,
hiện vật hoặc tiền; từng bước xoá bỏ chính sách cho không. Chú trọng đào
tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm, sinh kế bền vững cho người dân, chuyển
dịch lao động phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Thứ hai,
đổi mới, thúc đẩy hiệu quả, chất lượng thực hiện phong trào thi đua “Vì
người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực tự
cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm
no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói
nghèo”. Thứ ba, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thứ và
trách nheiẹm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao
động, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ
truyền thông đoàn kết, tinh thần “tương thân tương ái” của dân tộc ta
đối với người nghèo. Truyền thông hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có
kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ động vươn lên thoái
nghèo, không trông chờ, ý lại vào sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội. Thứ tư,
thực hiện các chương trình truyền thông, vận động người dân vùng nghèo,
vùng khó khăn, biên giới, hải đảo hiểu rõ, chấp hành chủ trương, đường
lối của Đảng và Nhà nước, tiếp cận và thụ hưởng các chính sách, cơ chế
giảm nghèo, an sinh xã hội; chuyển đổi phương thức canh tác, sản xuất
theo hướng khoa học, phát triển chuỗi giá trị, tăng cường gắn kết quân
dân, gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng thế trận lòng dân,
quốc phòng và an ninh nhân dân. Thứ năm, truyền thông về các
tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm
tạo sự lan toả trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu
giảm nghèo bền vững. Thứ sáu, tạo sự đồng thuận trong xã hội,
cộng đồng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiên mục
tiêu giảm nghèo bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng đất
nước phồn vinh, củng cố niềm tin của Nhân dân vào bản chất tốt đẹp của
chế độ ta.
Về hình thức truyền thông: Kế hoạch xác định việc
truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương tới
cơ sở; tổ chức các cuộc thi báo chí, thi văn hoá, văn nghệ; hội nghị,
hội thảo; các cuộc vận động, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không
để ai bị bỏ lại phía sau”; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông
lĩnh vực giảm nghèo đối với đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên;
người làm công tác giảm nghèo; tổ chức đối thoại về chính sách giảm
nghèo với người dân nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá
trình tổ chức thực hiện Chương trình; in ấn, phát hành tờ rơi, tài liệu
và các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông tuyên truyền về Chương trình và
chính sách giảm nghèo.
Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng xác định các giải pháp, kinh phí và phân công
cụ thể các cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm tổ chức thực hiện Kế hoạch
truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững./.
Lê Nguyên Thảo
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật