KHI CẦN GIẢI ĐÁP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH - HÃY GỌI NGAY ĐẾN ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỐ ĐT 0228.3821626 - 0888305268!


 



anh tin bai
 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024
Lượt xem: 132

Sáng ngày 25/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì hội nghị.

anh tin bai

Các đại biểu tham dự hội nghị tại đầu cầu huyện Vụ Bản

Tham dự hội nghị tại điểm cầu huyện Vụ Bản có đồng chí Bùi Ánh Nguyệt, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Khắc Xung, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện; Ban CHQS huyện; Hạt quản lý đê Vụ Bản; Công ty  trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Vụ Bản; Đại diện Văn phòng HĐND và UBND huyện; các đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, năm 2023, có 12 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có 25 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường, 3 đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra đối với tỉnh Nam Định năm 2023 là 194,214 tỷ đồng (chủ yếu về thủy lợi, đê điều), tăng so với năm 2022 là 145,514 tỷ đồng.

Theo nhận định của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, tình hình thời tiết thủy văn trên phạm vi tỉnh những tháng tiếp theo được dự báo sẽ có diễn biến phức tạp hơn so với năm 2023, tiềm ẩn nhiều thiên tai và các hiện tượng thời tiết thủy văn cực đoan khó lường. Các cấp, các ngành trong tỉnh cần đề phòng các cơn bão mạnh, có quỹ đạo di chuyển phức tạp, các trận mưa lớn sau bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng chủ yếu đến các huyện phía đông tỉnh và ngập úng ở khu vực thành phố và khu dân cư mới có địa hình thấp trũng. Đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Giông, lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh trong các cơn mưa giông nhiệt vào các buổi chiều tối và đêm.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích đánh giá làm rõ những kết quả đã đạt được cũng như nêu lên những tồn tại hạn chế, khó khăn, vướng mắc và đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2024.

anh tin bai

Các đại biểu tại điểm cầu huyện Vụ Bản theo dõi hội nghị trực tuyến.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh đánh giá cao các sở, ngành, địa phương, các lực lượng đã tích cực, chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, góp phần làm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2023. Theo đồng chí, dự báo tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến thất thường, cực đoan và khó lường. Trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt một số nội dung trọng tâm như: nghiêm túc triển khai các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo kế hoạch. Sở nông nghiệp tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh, phân công cụ thể cho các thành viên, đơn vị gắn với trách nhiệm. Đài khí tượng thủy văn của tỉnh thường xuyên theo dõi chặt chẽ khí hậu để nâng cao chất lượng thông tin cảnh báo dự báo về các diễn biến bất thường của thời tiết; Đồng thời, thông tin kịp thời về diễn biến của thời tiết, thiên tai; tăng lượng đưa tin, thông báo các bản tin dự báo, cảnh báo, các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, ứng phó thiên tai đến UBND các cấp, các đơn vị và mọi người dân biết, chủ động phòng tránh. UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, tránh thiên tai; kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình, xác định các điểm xung yếu, bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo an toàn, tổ chức tuần tra canh gác, phát hiện, giải quyết kịp thời các sự cố hư hỏng có thể xảy ra; sẵn sàng các phương án, kịch bản bảo vệ an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân. Tiếp tục giải tỏa, xóa bỏ các bãi vật liệu ven đê không đủ điều kiện hoạt động; tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai, đê điều, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Bộ CHQS tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh chủ động xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó với từng tình huống thiên tai cụ thể, nhất là phương án tìm kiếm cứu nạn, sơ tán dân, bảo đảm an ninh trật tự và khắc phục hậu quả thiên tai. Các công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên khai thác công trình thủy lợi nâng cao năng lực tưới, tiêu nước của hệ thống công trình bảo đảm phòng, chống hạn, úng lụt hiệu quả; kiểm tra phương án, phương tiện, vật tư, lực lượng dảm bảo “4 tại chỗ” khi có sự cố xảy ra. Tổ chức diễn tập các kỹ năng phòng chống thiên tai cho các lực lượng liên quan..../.

T/h: Huyền Trang

( Trung tâm VH, TT & TT huyện)