KHI CẦN GIẢI ĐÁP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH - HÃY GỌI NGAY ĐẾN ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỐ ĐT 0228.3821626 - 0888305268!


 



anh tin bai
 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hội nghị triển khai công tác y tế toàn quốc năm 2022
Lượt xem: 271

 Sáng 20/1/2022, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2022, với trên 700 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

anh tin bai

 

Dự chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Vũ Đức Đam, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, ngành Y tế và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Dự hội nghị tại đầu cầu 63 địa phương có lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND  tỉnh, thành phố; lãnh đạo các quận, huyện, thị xã, thành phố. 

Dự hội nghị tại điểm cầu huyện Vụ Bản có đồng chí Nguyễn Khắc Xung – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Đỗ Văn Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid – 19 huyện.

 

anh tin bai

Đồng chí Nguyễn Khắc Xung – Chủ tịch UBND huyện và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện.

 

Theo báo cáo của bộ Y tế, năm 2021, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, ngành Y tế cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được Chính phủ giao. Hệ thống thể chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện, rà soát, bổ sung kịp thời các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chính sách, pháp luật, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách, xây dựng hàng trăm văn bản hướng dẫn chuyên môn để đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

Bên cạnh phòng, chống dịch COVID-19, ngành Y tế tập trung phòng, chống các dịch bệnh khác, không để tình trạng "dịch chồng dịch". Số mắc, tử vong của hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm phổ biến, HIV/AIDS, ngộ độc thực phẩm giảm so với năm 2020. Công tác quản lý môi trường y tế, truyền thông, y tế cơ sở được tăng cường để người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân và cộng đồng, giảm nguy cơ phải nhập viện, đặc biệt là người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính.

Ngành thực hiện nhiệm vụ kép, bảo đảm an toàn cho bệnh viện, phòng, chống dịch trong giai đoạn bình thường mới. Tăng cường năng lực ngay tại cơ sở, thiết lập hệ thống hồi sức, chăm sóc, điều trị giảm tử vong, hình thành trạm y tế lưu động để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng  thuận lợi, kịp thời. Các chính sách nhằm đổi mới công tác dân số tiếp tục được hoàn thiện, duy trì vững chắc mức sinh thay thế trong cả nước, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, triển khai các can thiệp dinh dưỡng, giảm tử vong trẻ em có hiệu quả.

 

anh tin bai

Toàn cảnh điểm cầu huyện Vụ Bản.

 

Chuyển “nguy” thành “cơ” trong đại dịch COVID-19 để tăng tốc chuyển đổi số trong ngành Y tế. Bộ Y tế được xếp thứ 5 về chuyển đổi số trong 18 Bộ có cung cấp dịch vụ công. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thực hiện áp dụng tờ khai y tế điện tử. Xây dựng và triển khai sổ sức khỏe điện tử, đẩy mạnh tư vấn khám chữa bệnh từ xa. Khi dịch bệnh thâm nhập nhanh, nhiễm sâu tại các đô thị, trong khi chưa có vaccine, thuốc đặc trị, ngành Y tế đã áp dụng biện pháp hành chính nghiêm ngặt và nhanh chóng điều chỉnh tổ chức thực hiện, đưa dịch vụ y tế đến cơ sở để người dân tiếp cận kịp thời, hiệu quả, nhất là việc thành lập hơn 700 trạm y tế xã lưu động.

Kịp thời điều động hơn 300.000 lượt cán bộ, chiến sỹ lực lượng y tế, quân đội, công an hỗ trợ các địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. Đồng thời, xây dựng chiến lược và thúc đẩy ngoại giao vaccine, thành lập Quỹ vaccine... và phát động chiến dịch tiêm chủng miễn phí toàn dân lớn nhất từ trước tới nay. Từ một nước có tỷ lệ tiêm vaccine rất thấp, Việt Nam đã vượt lên là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới. Đến nay, tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên 1 mũi là 100%, 2 mũi là 95%; người từ 12 đến 17 tuổi 1 mũi là 92%, 2 mũi là 76%. Số ca nhiễm nhập viện, chuyển nặng, tử vong giảm rõ rệt.

Cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, (tỷ lệ tham gia BHYT khoảng 91%; duy trì bền vững mức sinh thay thế từ năm 2005 (2,11 con/phụ nữ), tuổi thọ trung bình duy trì là 73,7 tuổi). 

anh tin bai

Đồng chí Phạm Minh Chính – Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại hội nghị.

 

Đảm bảo khám, chữa bệnh thường quy; tập trung theo dõi, quản lý sức khỏe người dân, tăng cường khám chữa bệnh từ xa, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số .

Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Tăng cường năng lực y tế tại cơ sở, thiết lập hệ thống hồi sức, chăm sóc, điều trị giảm tử vong, hình thành trạm y tế lưu động tại cấp xã để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, có chất lượng, thuận lợi, kịp thời (riêng TP.HCM trong 1 tuần đã thiết lập 536 trạm y tế lưu động và hỗ trợ quản lý, điều trị trên 152.000 trường hợp F0 tại nhà).

Nghiên cứu, đầu tư, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19, thuốc, trang thiết bị y tế trong nước. Việt Nam là 1 trong 4 nước đầu tiên trên thế giới phân lập được virus SARS-CoV-2, đã có 4 vaccine được thử nghiệm lâm sàng, 2 vaccine chuyển giao công nghệ với Nga, Nhật; nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, một số trang thiết bị y tế; đảm bảo được trang thiết bị phòng hộ…

Tăng cường cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công. Bộ Y tế được đánh giá là một trong 2 Bộ đầu tiên thực hiện nghiêm chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025, bảo đảm đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng./.

                                                                      T/h: Hải Yến

                                             Trung tâm VH – TT&TT huyện Vụ Bản.