KHI CẦN GIẢI ĐÁP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH - HÃY GỌI NGAY ĐẾN ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỐ ĐT 0228.3821626 - 0888305268!


 



anh tin bai

 

anh tin bai

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Giải pháp nào cho giảm nghèo bền vững?
Lượt xem: 5875
 Muốn phát triển nông nghiệp, nông thôn phải tập trung đẩy mạnh công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho nông dân, tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống, làm giàu chính đáng. Đó là mục tiêu quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho bà con. Tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, dài hạn, dạy nghề về nhiều lĩnh vực: may mặc, đóng mộc, xây dựng, kỹ thuật chăn nuôi thú ý, trồng trọt…Được giúp đỡ, nhiều nông dân sẽ tổ chức sản xuất có hiệu quả, trở thành những hạt nhân trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đồng thời là những kỹ thuật viên trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên khác trong cộng đồng. Nhiều người sẽ mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và tạo việc làm cho nhiều lao động. Cùng với việc nâng cao kiến thức, tay nghề cho nông dân, hoạt động hỗ trợ nông dân vay vốn phát triển sản xuất giải quyết việc làm tại chỗ cần được các cấp quan tâm. Công tác triển khai các dự án vay vốn quốc gia hỗ trợ việc làm, thành lập các tổ vay vốn phải tiến hành ngay tại cơ sở. Mở rộng, phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Hoạt động này góp phần bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống và tạo ra nhiều việc làm.

Cần phát động sâu rộng phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”. Ngoài việc phát động phong trào, khơi dậy tinh thần đoàn kết và nội lực của nông dân, phải đáp ứng đủ vốn cho nông dân; tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật tại các thôn bản; hỗ trợ vật tư, giúp nông dân tiếp thị, tìm đầu ra cho sản phẩm. Tổ chức đối thoại với hộ nghèo để tìm nguyên nhân giúp họ thoát nghèo; hơn nữa ý thức của mỗi người dân trong việc xoá đói, giảm nghèo cần được nêu cao; định kỳ hàng năm tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng kịp thời; không còn tình trạng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước thì công tác giảm nghèo mới đạt kết quả và có tính bền vững

 Ban chỉ đạo phải thường xuyên khảo sát thực trạng hộ nghèo, gặp mặt hộ nghèo vượt khó tiêu biểu, tháo gỡ khó khăn cho họ về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật, những chính sách của nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế. Sau mỗi Hội nghị có thông báo kết luận chỉ đạo gửi Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành để phối hợp thực hiện. Công tác chỉ đạo tập trung, có trọng tâm, dứt điểm từng việc, xây dựng các mô hình điểm và nhân rộng điển hình tiên tiến. Hướng về cơ sở, Ban chỉ đạo nắm chắc thực tiễn, những bức xúc, tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hiểu đúng chủ chương của Đảng, chính sách của nhà nước liên quan đến nông dân. Đồng thời, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương để tham mưu, đề xuất với cấp uỷ những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của nhân dân.

VHTT