KHI CẦN GIẢI ĐÁP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH - HÃY GỌI NGAY ĐẾN ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỐ ĐT 0228.3821626 - 0888305268!


 



anh tin bai
 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Những truyền thống lịch sử lâu đời về mảnh đất và con người Vụ Bản
Lượt xem: 4895

          Về đời sống tinh thần, Vụ Bản là mảnh đất còn bảo tồn được nền văn hóa đậm và bản sắc dân tộc lâu đời. Văn học nghệ thuật đều phát triển, đa dạng, phong phú, phong tục tập quán, tín ngưỡng cổ xưa còn bảo lưu trong dân gian. Nhiều làng còn lưu tồn những tín ngưỡng nguyên sơ, đậm nét là tục thờ các thế lực siêu nhiên có tác động đến đời sống, như thờ thần sông nước Long Vương, Thủy Hải, Đại Vương, Thủy Tề, thần Độc Cước.

          Điều này cũng chứng tỏ cư dân Vụ Bản đã từng sinh sống ở vùng biển lâu đời - Họ còn thờ thần giếng nước, thần Đại mộc, thần Mưỡu gắn bó thân thiết với cuộc sống hàng ngày khi xã hội còn nguyên sơ. Nhưng phần lớn các làng thờ những người có công với nước, giúp dân mở mang hương ấp, dắt dẫn dân sản xuất, mở mang văn hóa, và nhất là các vị thần bảo vệ dân trước thiên tai địch họa, chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Các làng thuộc Cố Bản (Đại Thắng), Mỹ Trung (Thành Lợi) thờ các thần Bắc Nhạc, Đông Hải, Tây Hải là các con của Lạc Long Quân trong 50 người con xuống biển - nhiều làng thờ các thần trông coi mùa màng như Thần Nông, Hậu Tắc, Câu Mang, thần mây mưa, sấm sét - tục thờ nữ thần, thờ Mẫu rất đậm nét,

tiêu biểu là thờ Mẫu Liễu Hạnh, trung tâm của đạo Tam Phủ, rồi Tứ phủ ở quần thể Phủ Dầy và nhiều làng trong huyện.

          Đạo Phật xâm nhập khá sớm - thời Lý - Trần đã có nhiều chùa ở Vụ Bản, như chùa Long Xuyên ở Bối Xuyên, chùa Nam Lai ở làng Bái. Chùa Phúc Lâm ở thôn Chiều là nơi tu hành của công chúa Thụy Bảo, vợ Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng. Chùa Nộn Sơn ở núi Hổ là nơi tu hành của công chúa Huyền Trần, chùa Linh Quang ở Trình Xuyên là nơi vua Trần Thái Tông thường về nghỉ ngơi và giảng kinh Phật. Xóm Chùa Hào Kiệt còn di tích một tháp cổ bằng đất nung đời Trần cao hơn

chục mét. Đến đời Lê, hầu như làng nào cũng có chùa. Nhiều chùa còn tồn tại bốn năm trăm năm đến ngày nay như chùa Già Lâm (Trung Thành), chùa Linh Sơn (Kim Thái), chùa Hội Lâm (Quang Trung), chùa Bịch (Minh Thuận).. còn nhiều dấu vết

nghệ thuật kiến trúc đời Lê.

          Đạo lão cũng thâm nhập nhưng không sâu sắc, ít nhiều pha trộn tín ngưỡng nguyên thủy bản địa. Nội đạo tràng còn một cơ sở ở Thanh Ý (Đại Thắng) là đạo giáo mang bản sắc dân tộc, thờ các thần Độc Cước, Tam Bành, Huyền Đàn của người Việt làm thần chủ,

          Đạo Thiên chúa vào đất Nam Định sớm nhất cả nước.

Năm 1585 các giáo sĩ Tây Ban Nha vào truyền đạo ở làng Quần Anh, Ninh Cường (Hải Hậu) và ở Trà Lù (Xuân Trường) - Từ đó họ truyền đạo sang các xứ khác, vào đầu thế kỷ XVII đã xâm nhập đất Vụ Bản qua nhiều đường tử phía nam lên, lập xứ Kẻ Báng (Kim Thái), Kẻ Đại (Vĩnh Hào), Kẻ Thứa (Phú Thứ), Kẻ Đội (Đồng Đội) và từ Thanh Liêm, Bình Lục sang lập xứ Đào CNSHR Duyên (Minh Thuận). Tục thờ cúng tổ tiên dòng họ là tín ngưỡng phổ biến nhất trong dân gian, là tập tục cổ truyền có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, uống nước nhớ nguồn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ, giúp đỡ nhau, đoàn kết thương yêu nhau. Hàng năm các họ tổ chức lễ họ để con cháu đến bái yết tổ đường, vui chung gặp mặt nhận họ hàng thứ bậc. Lễ hội các làng thường có tế phối hương tổ tiên các dòng họ, những người đầu tiên đến khai dân lập ấp như làng Quả Linh vào đám tháng 2 có rước thập bát gia tiên tổ cùng dự. Cộng đồng làng xã liên kết các dòng họ lại với nhau, nhắc nhớ nhau trong họ ngoài làng. Làng có thành hoàng, có đình làng, đền làng thờ các phúc thần, có cây đa giếng nước của chung gắn bó dân làng lại với nhau. Đó là đặc điểm độc đáo mang bản sắc dân tộc của làng quê Việt Nam. Làng Lập Vượng thờ tướng quân Cao Hựu thời Hùng Vương làm thành hoàng; đồng thời lại có đền thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Trung một nữ quan giáo phường dạy múa hát trong cung thời Lê làm phúc thần.

          Đạo Nho một thời là chính đạo của chế độ phong kiến, tạo nên lớp người chính nhân quân tử cùng với giáo lý Khổng Mạnh để giữ vững trật tự xã hội. Đó là ý thức hệ tư tưởng phong kiến ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Ở huyện có Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt ở làng Thái La, xây dựng bằng đá chạm, có tượng Khổng Tử, các bậc tiên hiền, hàng năm các bậc văn thân hàng huyện đến tế lễ. Các tổng, các làng đều có văn chỉ để hội Tư văn hàng tổng, hàng xã hàng năm đến tế lễ (như các làng Bách Cốc, Bảo Ngũ, Phú Thứ vẫn còn gìn giữ được văn chỉ). Lễ hội các làng thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu. Các trò đấu vật, đấu võ, đấu voi, chơi cờ, chơi đu... hầu như làng nào cũng có. Ngoài ra mỗi làng còn có trò chơi riêng Hội thi nấu cơm ở Thượng Linh, Bối La, Thái La, Bối Hạ,.. Làng Xứng (Đắc Lực) có hội kết rơm thành kiệu, cổng chào, tứ linh... Hội hoa trượng kéo chữ bằng gậy, hội ở Phủ Dầy do Trịnh Thái Phi Trần Thị Ngọc Đài đề xướng, đông tới hàng trăm người biểu diễn, làng Quả Linh ba năm một lần vào đám (các năm Dần, Thân, Tị, Hợi) kỷ niệm nhà Trần đánh thắng quân Nguyên mà làng Gạo có đội thuyền lương phục vụ chiến trường, gọi là hội Thái Bình xướng ca. Làng Hồ Sơn có lệ bầu quan một ngày, tổ chức thi đọc chúc ước trong hội - làng Bịch, làng Phú Lão, làng Ngói có trò chơi múa rối và múa rối nước.

Vụ Bản là một miền quê giàu ca dao, tục ngữ, dân ca, nhiều truyền thuyết dân gian, truyền thuyết lịch sử - câu tục ngữ Bánh Gôi, xôi Báng, rượu Hầu" tương truyền có từ thời vua Hùng dựng nước - hát chèo là hình thức văn nghệ chủ yếu vui diễn các dịp hội hè - làn điệu chầu văn kết hợp với múa (dân ca - dân vũ) được sử dụng nhiều trong hoạt động tín ngưỡng. Đây là hình thức múa tôn giáo mà múa, hát, nhạc đã tạo niềm phấn khích đưa con người hợp nhất với thần linh, cũng như thần linh thông qua các động tác múa mà tái sinh sống động trong con người, Nhiều làng có tục hát ví, giao duyên, phần lớn ở các làng có phường Vải như Lập Vượng, Quả Linh, điệu hắt phổ biến là trống quân. Thời Là Trưng Hưng, làng Lập Vượng có bà Nguyền Thị Ngọc Trong hắt hay múa đợp, được với vào làm Nữ quan ở Ty giáo

phường chuyện dạy hát múa cho cung nữ. Bà Trần Thị Ngọc Đài

người làng Thông Khê, được chúa vời vào phủ múa hát, trở

thành Vương phi vợ chúa Trịnh Tráng.

          Nhiều chuyện cổ dân gian về núi, về sông, về truyền thuyết hình thành làng xã, về đạo lý làm người, về tình yêu đôi lứa, là những huyền thoại đẹp như truyện mẹ con nhà Ngọc trên đinh cây Đa Đôi, truyện thần Rết núi Gôi tỉnh giấc khi cụ Nghè Kính mở chợ, truyện về thần Lữ Gia người Châu Ái làm thừa tướng nước Nam Việt chống nhà Hán xâm lăng tử trận ở núi Gôi mà "làng Gôi thờ đầu, làng Hầu thờ thân". Nhưng tiêu biểu hơn cả là "Thiên Bản lục kỳ" suốt mấy trăm năm nay, tồn tại cùng với "Nam Xang tứ quái" là biểu tượng văn hóa dân gian của miền Sơn Nam Thiên Bản lục kỳ kể về những sự kỳ lạ của sáu nhân vật kỳ tài trên đất Vụ Bản, lưu truyền trong dân gian dưới dạng truyện cổ. Các thần phả, sự tích còn lưu giữ cũng viết theo dạng này. Người kể chuyện kế tiếp nhau đời này sang đời khác thường thêm thắt tình tiết làm huyền thoại thêm phong phú, ly kỳ, nhưng cốt lõi câu chuyện vẫn giữ nguyên. Đó là truyện thần Tam Ranh hay Tam Bành sừng sỏ sắt thờ ở làng rèn Bảo Ngũ là đại tướng cô hồn dám đánh cả Thành hoàng các làng, đánh đuổi ma tà quỷ quái hay sách nhiều, hâm hại nhân dân. Chuyện về thần Cường Bạo dám chống lại trời, mưu trí đánh bại cả thiên lôi, thủy thần nhà trời. Chuyện về Trạng lường Lương Thế Vinh là thần đồng làng Hương, học rộng tài cao, thông minh hơn người, có tài trong nhiều lĩnh vực, hết lòng phò Vua giúp nước khi ông mất, vua Lê Thánh Tông thương tiếc, làm thơ nôm đánh giá ông rất cao:

Khuất ngón tay than tài cái thế

Lấy ai làm trạng nước Nam ta!

          Truyện về Mẫu Liễu Hạnh người làng Kẻ Dầy, ba lần sinh hóa, tài giỏi hơn người được coi là "Mẫu nghi thiên hạ" (bà mẹ mẫu mực trong thiên hạ).

          Một người phụ nữ tài ba nữa là bà Trần Thị Ngọc Đài hát hay múa giỏi có nhiều công lao giúp dân làm ăn, tổ chức các trò vui chơi dậm nét tính chất văn hóa, dân tộc.

          - Người tài giỏi cuối cùng là Quận Điền, em bà Ngô Thuận Phi, người làng Bảo Ngũ, mưu trí dùng nhiều phép lạ giúp dân đắp đê chống lụt, trừ yêu quái phá đê, bảo vệ mùa màng. Tình tiết các truyện đan xen nhau tạo nên bức tranh nhiều màu sắc của cuộc sống, có đấu tranh chống thiên nhiên bảo vệ sản xuất, đấu tranh chống xâm lược bảo vệ quê hương đất nước, có đạo lý làm người, trọng người hiền tài, đề cao tình nghĩa vợ chồng, tình yêu chung thủy, tình mẹ con anh em ruột thịt, có quan niệm tín ngưỡng đơn sơ mộc mạc chất phác, có cuộc sống văn hóa tinh thần, mưu trí sáng tạo trong cuộc sống - sức sống vĩnh hằng của Thiên Bản lục kỳ là ở chỗ đó.

          Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, mảnh đất Vụ Bản còn lưu giữ nhiều dấu ấn gắn liền với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt. Có gần trăm công cụ đồ đá mài bao gồm nhiều hình dáng kích cỡ khác nhau, trình độ chế tác khá tinh xảo trên đá cứng. Đồ gốm cũng vậy, có hàng chục loại hoa văn trang trí các họa tiết hình học, giọt nước, lượn sóng, cánh chim đối xướng nhiều lớp khác biệt. Điều đó chứng tỏ cư dân nguyên thủy ở đây đã có trình độ thẩm mỹ cao. Hai trống đồng đào ở chân núi Gôi năm 1903 có niên đại cách đây trên hai ngàn năm thuộc văn hóa đồ đồng Đông Sơn thời Vua Hùng, mà kích thước và những họa tiết hoa văn, khắc trên trống đồng cho thấy kỹ thuật đúc đồng khá cao của cư dân thời đó. Rải rác trên núi và phía tây miền thượng huyện có nhiều gò đống còn lưu tồn những mộ cổ Hán thời bắc thuộc, từ Lục triều đến Tùy Đường cách đây 13 - 14 thế kỷ, Hiện có nhiều phế tích của hành cung Ứng Phong ở bến Đền làng Hướng Nghĩa (Minh Thuận) nơi các vua Lý - Trần

làm lễ tịch điền, các kho lương thời Trần-Hồ ở các làng Kho, Bịch, Đống Lương, lành Cổ Ngựa, Môn Nha, Hậu Nha (Hiển Khánh) còn nhiều viên gạch cổ lớn đúc nổi hoa văn thời Trần, đặc biệt đã khai quật được một ngôi mộ thời Trần chôn theo mộ

hình dinh thự của quý tộc Trần bằng đất nung, Ở xóm chùa Giáp Nhì Hào Kiệt cũng đã tìm thấy phế tích một tháp ghép bằng gạch nung cỡ lớn có hoa văn đẹp, cao hơn mười tầng, kiểu dáng Trần, làng Bách Cốc có hai khu lăng mộ bằng đá của Phương

Quận công và bằng gạch của Bái quận công thời Lê thế kỷ XVII - XVIII. Hai ngôi mộ ướp xác đầu thế kỷ XVIII là bà Quận phu nhân Phạm Thị Nguyên Trân ở Vân Cát và bà Ngô Thuận Phi vợ chúa Trịnh Căn ở Bảo Ngũ. Vụ Bản hiện bảo tồn được một hệ thống bia đá thời Hậu Lê - Mạc có nhiều loại hình độc đáo. Bia chùa ở Bách Cốc ở thời Mạc thế kỷ XVI - Bia chùa Ngô Tiên (Đại Lại), chùa Hội Lâm (Bảo Ngũ) có niên hiệu Hoàng Định đầu thế kỷ XVII, bia đềnGạo cuối thế kỷ XVII là một tấm bia vuông đẹp. Đặc biệt Vụ Bản còn lưu giữ ba tấm bia hình trụ thân tròn, đỉnh là 1 bông sen tỏa xuống, có niên đại thời Lê hiếm thấy trong cả nước. Độc đáo là Vụ Bản còn 4 bia chân dung, tạc chân dung người đã khuất để thờ, đẹp nhất là bia tạc chân dung bà Bùi Thị Lư mẹ Phương quận công ở chùa Hưng Thọ có niên đại 1686.

          Về kiến trúc điêu khắc, còn bảo tồn được nhiều công trình thời Lê - Nguyễn, Hàng chục ngôi đình cao to, các nhà tiền tế, bái đường tám mái cổ kính, như đình Hướng Nghĩa, đình Tiểu Cốc, đình Tổ Cầu, đình Bảy Giáp (Thái La), đình ông Khổng (Kim Thái), đình Lập Vượng v.v.. ác bái đường ở đền Lương Trạng nguyên, đền Hội Bảo Ngũ, chạm khắc đẹp. Nhưng tiêu biểu nhất cho kiến trúc Nguyễn ở miền Bắc nước ta là quần thể kiến trúc Phủ Dầy, điển hình là Phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Mẫu Liễu Hạnh, Các nhà kiến trúc đã biết ứng dụng kinh nghiệm của cha ông, có bổ sung, sáng tạo xây dựng nên loại hình kiến trúc thờ cúng có giá trị này.   Một số đền chùa như: chùa Si, đền Hồ Sen, đền Cồn Dâu, đền Phú Thứ, đền làng Vàng, đền Võng Cổ, miếu Cả Thái La v.v... Còn nhiều mảng chạm bong và những bộ cánh cửa chạm bong các ổ rồng, tứ quý vào thế kỷ XVII rất quý giá. Một loại hình văn hóa đặc biệt nữa là các sắc phong, Vụ Bản còn lưu giữ hơn ba trăm sắc phong của các triều đại Lê - Nguyễn Tây Sơn và nhà Nguyễn, trong đó có hơn một

trăm sắc phong thời Lê thế kỷ XVII - XVIII và Nguyễn Tây Sơn (Quang Trung, Cảnh Thịnh) - Vụ Bản còn 8 chuông quý, trong đó có 1 chuông thời Lê Vĩnh Khánh và 7 chuông thời Tây Sơn, vào loại to nhất. Ngoài ra Vụ Bản còn lưu giữ hơn một trăm quyển Ngọc phả và hương ước của các làng. Điều đó nói lên Vụ Bản có một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá, ít địa phương có được.

          Vụ Bản là mảnh đất văn vật của miền Sơn Nam có truyền thống hiếu học, thời nào cũng có người đỗ đạt cao, có danh vọng lớn. Thời Trần, làng Cao Phương (Liên Bảo) có hai người xuất thân từ khoa cử, ông Đinh Văn Lan giữ chức hành khiển (Thượng Thư), ông Đồ Văn Biểu giữ chức Đô Ngự sử đài. Làng An Cự (Đại An), có gia đình ông Vũ Vĩnh Trinh, hai cha con đều đậu tiến sĩ. Vũ Vĩnh Trinh đậu tiến sĩ năm 1429 đời Lê Thái Tổ, làm Hàn lâm viện đại học sĩ, bí thư giám học sĩ trông nom kho sách của nhà vua, xin vua in nhiều bộ sách quý ban cho các quan lại học tập, Ông còn dạy học ở Quốc Tử Giám - con là Vũ Duy Thiện đậu tiến sĩ năm 1478 - cùng khoa này có Thám hoa Trần Bích Hoành người làng Vân Cát, học trò Trạng nguyên Lương Thế Vinh, Làng Cao Phương có Lương Thế Vinh đậu trạng nguyên khoa Quý Mùi (1463) và cháu ngoại là Dương Xân đậu tiến sĩ năm 1595 cùng khoa với Trạng Nguyền Bỉnh Khiêm đời Mạc.

           -Lương Thế Vinh là một ông Trạng toàn năng tài giỏi, một nhà chính trị xuất sắc đứng đầu viện Hàn lâm, giữ việc văn thư cho nhà vua, lo việc bang giao với nước ngoài, gần gũi nhà vua luận bàn việc nước. Ông dạy học nhiều năm ở các trường cao cấp của Nhà nước như Quốc Tử giám Tú Lâm cục, Sùng Văn Quán. Ông là một nhà toán học giỏi, đã soạn Bộ Đại thành toán pháp, cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên ở nước ta. Ông lại rất tài hoa, nghiên cứu sâu nghệ thuật chèo, viết cuốn Hý phường phả lục; lại giỏi âm nhạc cùng thân nhân trung Đỗ Nhuận soạn bộ Đồng Văn và Nhã nhạc dùng trong quốc lễ. Ông cũng là người quan tâm phát triển kinh tế, mở mang đường sá, chợ búa giao lưu buôn bán. Lê Quý Đôn đánh giá ông là "Con người tài hoa danh vọng vượt bậc". Ổng có nhiều học trò giỏi như Thám hoa Trần Bính

Hoành người làng Vân Cát, tiến sĩ Nguyễn Tất Đại người Thái Bình, bảng nhãn Lương Đắc Bằng người Hội Triều (Thanh Hóa) và tiến sĩ Trần Xuân Vinh, người làng Bảo Ngũ. Đậu tiến sĩ, thời Lê còn có Nguyễn Sùng Nghê người làng Hiển Khánh, Bùi Tân người làng Xuân Bảng, Trần Kỳ người làng Tiên Hương, Phạm Hùng người làng Hổ Sơn, Phạm Duy Chất người làng Ngõ Trang, Phạm Đình Kính người làng Vĩnh Lại. Thời Nguyễn có Nguyễn Văn Tính làng Vĩnh Hào đậu tiến sĩ và 3 phó bảng là Vũ Thiện Đễ làng Bách Cốc, Phan Thiện Niệm làng Quả Linh và Đỗ Văn Toại làng Nguyệt Mại (Đại Thắng). Trong số 87 tiến sĩ của 10 huyện trong tỉnh Nam Định, Vụ Bản đã có 16 vị, chiếm 1/5 tổng số toàn tỉnh. Nam Định có 5 Trạng nguyên thì Vụ Bản có 1 Trạng nguyên.

          Vụ Bản còn hai danh nhân có biệt tài là Luân quận công Vũ Chấn người làng An Cự là một kiến trúc sư tài giỏi ở thế kỷ XVII - Ống là người đã chỉ đạo xây dựng hàng chục đoạn đường quan lộ và nhiều cầu lớn, chỉ đạo xây dựng nhiều điện đài trong hoàng cung phủ chúa, tiêu biểu là Điện Nam Giao để tế trời đất, xây dựng đền Quán Thánh đúc tượng đồng Trấn Vũ nặng 6 tấn - Khi ông mất, nhà Vua cho tạc tượng lập miếu thờ trơng đền Quán Thánh - Ông Nguyễn Thuyên đậu cử nhân thời Minh Mạng là một nhà giáo dục tài giỏi, 17 năm dạy học, ông đã tiến từ Đốc học một tỉnh lên Tế tửu Quốc tử giám, đứng đầu trường Đại học Quốc gia ở Huế. Cuộc đời dạy học của ông đã đào tạo được 3 thám hoa, 17 tiến sĩ, 9 phó bảng và 23 cử nhân. Ông là một sĩ phu uyên bác nhưng lại rất khiêm nhường, không thích nói về danh vọng, đạo lý, sống cuộc đời thanh bần lạc đạo, gần gũi quần chúng.

          Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước chống ngoại xâm, giữ gìn sự thống nhất, Vụ Bản cũng xuất hiện nhiều tướng lĩnh tài ba, nhiều gương chiến đấu quật cường, hy sinh bất khuất, tô thắm thêm truyền thống anh hùng của dân tộc. Ngay từ thời Vua Hùng dựng nước, khi giặc Ân sang xâm lược nước ta, làng Hổ Sơn có phó tướng họ Hoàng và làng Hạnh Lâm đã có hai anh em Minh Tôn, Minh Gia theo Phù Đổng Thiên vương đánh giặc, lập nhiều chiến công. Tướng quân Hoàng Tề làng Lập Vũ, các tướng Câu Mang làng Định Trạch, Bạch Mã Linh Lang làng Thọ Trường (Tân Khánh) đã giúp Vua Hùng đánh giặc, bảo vệ biên cương.

          Đầu công nguyên, giặc Hán đô hộ nước ta, thị hành nhiều chính sách hà khắc - nhân dân khắp nước đều nổi dậy chống lại. Làng Vũ Nữ có Mai Hồng, làng Vậy có Đỗ Thị Dung và Đỗ Văn Quang làng Thượng Linh, (Đại Thắng) có Lê Thị Hoa, làng

Lại Xá (Hiển Khánh) có 4 anh em Chiêu Trí, Thiên Thạc, bà Kỵ và bà Độ đều chiêu mộ nghĩa sĩ, tích trữ lương thảo nổi dậy chống Tô Định, báo thù nhà, đền nợ nước. Khi nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh họ đều kéo quân sĩ về tham gia chiến đấu, Lại có nhiều tướng lĩnh của bai Bà Trưng về đất Vụ Bản chiêu mộ, huấn luyện quân sĩ, lập căn cứ rồi kéo quân về tham gia chiến đấu tiệu biếu như lộc Công Chủ của Hai Bà Trưng về làng Hạ Xá lấy nàng Phương Dung Đào Thị Quá và Hoàng Đức Công về làng Bảọ Ngũ xây dựng căn cứ huy động thợ rèn đúc vũ khí, Bạch Đẳng Cao Lôi về làng Si chiêu tập huấn luyện quân sĩ, Lại có nhiều người nghe tin Hai Bà khởi nghĩa đã trực tiếp ra đầu quân trở thành một tướng giỏi như Trần Báo Đạo làng Thượng Linh, người đã giải phóng vùng Nhật Nam, giữ yên bờ cõi phía nam trong thời Hai Bà lập nước Hùng Lạc. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi, đã có nhiều công lao đóng góp của quân dân Vụ Bản. Khi Mã Viện đem quân sang

xâm lược, các tướng lĩnh và nghĩa sĩ Vụ Bản lại lên đường chiến đấu ngoan cường, anh dũng hy sinh, tuẫn tiết theo Hai Bà Trưng. Đỗ Thị Dung, Hoàng Đức Công đem quân sĩ trở về quê hương, lập phòng tuyến chống địch đến cùng.

          Giữa thế kỷ VI, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống giặc Lương thắng lợi, lập nhà nước Vạn Xuân. Năm 545, Vua Lẩm Ấp đem quân cướp phá quận Nhật Nam (vùng Nghệ Tĩnh). Lý Bí sai Phạm Tú và Đinh Lôi cầm quân vào đánh đuổi – Trên đường tiến quân, Đinh Lôi đồn trú tại làng Kẻ Dầy, lấy thêm quân si. Trai tráng các làng đến đầu quân rất đông. Thắng trận trở về, quân của tướng Đinh Lôi trở lại Kẻ Dầy đêm mồng hai Tết nhân dân đốt đuốc đón nghĩa quân trở về, tổ chức khao quân suốt đêm trên đỉnh núi Tiên Hương.

          Thời loạn Thập Nhị sứ quân, mảnh đất này cũng là nơi tranh chấp của các sứ quân. Nhân dân oán ghét chiến tranh chia cắt đất nước, nên ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh đánh bại các sứ quân, thống nhất đất nước - Làng Đắc Lực có bà Phạm Thị Đậu đã nuôi dấu Đinh Bộ Lĩnh khi ông thất trận bị các sử quân truy lùng, Nhiều thanh niên các làng Liên Xương, Vinh Lại tham gia quận đội của Đinh Bộ Lĩnh, tiểu biểu là mẹ con bà Ất Biện ở Liên Xương theo Vua Đinh đánh giặc. Bà giúp các tướng sĩ  trong việc cơm nước, vá may. Bốn con đều lập chiến công. Tạ Sùng Hy làng An Nhân (Thành Lợi) tập hợp huấn luyện hàng ngàn nghĩa dũng giúp Đinh Bộ Lĩnh, có lần cứu vua thoát khỏi vòng vây của địch trong một ngôi chùa. Tướng quân Lê Khai xây dựng lực lượng ở làng Bịch, xây thành đắp lũy tích trữ lương thảo để cát cứ, sau theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân. Phạm Cả làng Phong Cốc là một chàng trai khỏe mạnh, nhưng sớm mồ côi cha mẹ, bị bọn cường hào ngược đãi đuổi khỏi làng. Sau theo Đinh Bộ Lĩnh lập được chiến công. Hai vợ chồng Nguyễn Mẫn xây dựng lực lượng ở Thái La, đem quân về với Đinh Bộ Lĩnh, được phong chức Đô Thái úy. Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích sát hại, Đinh Toàn mới sáu tuổi lên nối ngôi, Thái Hậu Dương Vân Nga nhiếp chính. Giặc Tống đem quân xâm lược. Trước tình thế nguy nan, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, Thái hậu Dương Vân Nga đã khoác áo hoàng bào cho Lê Hoàn, tôn lên làm Hoàng đế, chỉ huy cả nước đánh giặc Tống. Tướng quân Phạm Bạch Hổ đã gần 70 tuổi vẫn xung phong ra trận. Vua Lê giao cho ông chăm lo việc binh lương. Phạm Bạch Hổ được phong là Đô Liệu lương thảo sứ, lập đại bản doanh ở Đô Liệu (nay là Thi Liệu) xã Đại Thắng. Các làng Đô Liệu, Bách Cốc, Quả Linh, Dương Lai, Đắc Lực, Đại Đê, Bất Di v.v... đều có kho lương hoặc đội thuyền lương chuyên chở. Hoàng hậu Dương Vân Nga có lần đi thuyền rồng ra Bến Ngự (Bách Cốc) xem xét việc chuẩn bị quân lương. Đại tướng Bùi Đại Liệu làng Thông Khê (Cộng Hòa) là một tướng tài có nhiều chiến công phò Lễ chống Tống. Đời Lý, tướng quân Cao Mang có thực ấp ở làng Hồ Sen, đã tập hợp nhiều trai làng chỉ huy quân đội giúp vua Lý Thái Tông đẹp giặc gây rối ở Châu Hoan (Nghệ Tĩnh).

          Đầu thế kỷ XIII, nhà Trần thay thế nhà Lý. Vua Chiêm Thành cho quân gây rối ở vùng biên giới phía Nam - Lê Tông người Châu Ái (Thanh Hóa), làm quan triểu Trần có thái ấp và dinh cơ ở làng Phú Thứ (Tam Thanh). Đương lúc quân Mông Cổ

uy hiếp phía Bắc, nội tình đất nước chưa yên, vua Trần Thái Tông sai Lê Tông cầm quân chống giữ biên giới phía Nam - Lê Tông tâu xin dùng chính sách hòa hiếu tránh binh đao cho hai dân tộc láng giềng. Ông đi sứ thuyết phục được Vua Chiêm giữ yên hòa bình ở biên cương lại được Vua Chiêm gả em gái là nàng Lư Đê, cho theo về nước, Ông đưa nàng Lư Đê về ở thái ấp Phú Thứ, Quảng Cư, ông đã có công lớn góp phần đoàn kết Việt - Chiêm đánh quân Toa Đô sau này.

          Trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên xâm lược nước ta, Vụ Bản cũng là địa bàn giam chân địch để đại quân Trần rút lui về Trường Yên, chờ thời cơ phản công - nhân dân làm vườn không nhà trống, quấy rối tiêu hao địch khi đại quân Trần

Hưng Đạo phản công. Tướng quân Cầm Địch làng An Lễ (Liên Minh) chỉ huy dân binh tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương. Làng Quả Linh có đội thuyền chở lương cho quân Trần đánh giặc, thắng trận trở về mở hội thái bình xướng ca, lập đình Đụn kỷ niệm ngày chiến thắng - Quân của tướng Phạm Ngũ Lão đồn trú ở làng Hữu Dụng và làng Bàn Kết trấn giữ dọc sông Ba Sát và đường quan lộ ngăn chặn giặc Nguyên - An Sinh Vương Trần Liễu lấy một người thiếp là nàng Hồng Nương họ Nguyễn ở làng Hoàng Lão (Tân Khánh), sinh ra Quốc Trấn năm 1232. Quốc Trấn theo anh là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn học lập binh thư võ nghệ trở thành một trưởng giỏi - Trần Quốc Trấn về quê mẹ làng Hoàng Lão tuyển nhiều trai tráng làm gia binh, rổi cùng theo Trần Quốc Tuấn ba lần khắng chiến chống giặc Mông - Nguyên - ông lập được nhiều công trạng, được phong làm Đô Thống trấn Quốc Đại vương". Cũng thời gian này, ở làng Hạ Xá (Tân Khánh) có hai ông Cao Quý và Ký Công cũng đầu quân, giúp vua Trần đánh giặc Mông - Nguyên, trở thành tướng giỏi.

          Đầu thế kỷ XV, giặc Minh chiếm đóng nước ta, lập ra hàng trăm phố trạm đóng quân đàn áp nhân dân. Chúng dồn trú một lực lượng lớn ở phố Sở, ngày ngày sục sạo quấy nhiễu các làng xung quanh. Bùi Bị người làng Hào Kiệt đã huy động trai tráng trong làng đêm tối bất ngờ đánh úp phố Sở, giết hết bọn quan quân nhà Minh, phóng hỏa đốt cháy trạm, rồi kéo nhau vào hội nhập với nghĩa quân Lam Sơn - Năm 1426, tướng quân Bùi Bị chỉ huy một trong ba cánh quân từ Thanh Hóa ra giải phóng quê hương và tiến về bao vây giặc Minh ở Đông Đô. Năm 1427, Bùi Bị cùng Trần Nguyên Hãn chỉ huy hơn trăm chiến thuyền từ sông Đáy, qua sông Hồng, tiến đánh Đông Bộ Đầu, đánh tan ba trăm chiến thuyền của tướng giặc Phương Chính vừa từ Nghệ An tiếp cứu Đông Đô - sau đó Bùi Bị chỉ huy quân thiết đột vây hãm phía Tây thành Đông Đô, buộc Vương Thông phải đầu hàng, rút quân về nước - Bùi Bị là một trong những khai quốc công thần triều Lê Sơ, tước huyện Thượng Hầu, chức Bảo chính công thần nhập nội thiếu úy, được phong quốc tính, đổi là họ Lê - Cùng thời kỳ này Bùi Ư Đài người làng Bách Cốc đã cùng với con là Bùi Doãn Thái lăn lộn núi rừng vào tụ Nghĩa ở Lam Sơn. Năm 1427, Lê Lợi ra Đông bộ đầu (sông Hồng) chỉ huy bao vây thành Đông Đô, đã cử Nguyễn Trãi làm Thượng thư bộ lại và Bùi Ư Đài làm thượng thư bộ Lễ cùng lo Xây dựng bộ máy nhà nước độc lập - Lê Lợi chia nước làm bốn đạo, cử Bùi Ư Đài kiêm tri Tây đạo quân dân bạ tịch, củng cố miền Tây Bắc, Sau đó lại cử kiêm tri Đông dạo quân dân bạ tịch rồi bắc đạo quân dân bạ tịch để lo củng cố những miền đọc biên giới và ven biển nước ta - Bùi Ư Đài cũng là một khai quốc công thần triều Lê, khi mất được phong Bình quốc công. Cuối thế kỷ XVII, chế độ phong kiến Lê - Trịnh suy yếu cực độ, nông dân nổi dậy khắp nơi. Nguyễn Huệ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đánh bại tập đoàn phong kiến Nguyễn ở đàng trong, tiến quân ra đàng ngoài chống tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh. Năm 1786, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất. Thành Vị Hoàng (Nam Định) thất thủ, 10 vạn hộc lúa rồi vào tay nghĩa quân. Nhân dân các huyện Thiên Bản, Nam Chân, Thượng Nguyên tập trung xay giã, tìm thuyền chở lương cho nghĩa quân tiến về Đông Đô - Làng Trang Nghiêm (xã Minh Tân) có Nguyễn Nghiêm tham gia nghĩa quân, giúp Vua Quang Trung chiêu tập được nhiều hiền tài, đưa cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi. Năm 1789, nghĩa quân Tây Sơn ra Bắc chống quân Thanh. Nghĩa quân không ăn tết, mà hành quân thần tốc, hẹn đến ngày chiến thắng sẽ trở về ăn tết với dân. Ngày 30 tháng giêng, nghĩa quân thắng trận trở về, ăn tết với dân, gọi là tết mùng cùng, cùng gọi là tết Trung hòa, Ở Vụ Bản, các làng Lương Kiệt, Côi và làng Báng đều có tết Mùng cùng vui cùng nghĩa quân.

          Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Ngày 01 tháng 9 năm 1858, chúng tấn công Đà Nẵng rồi mở rộng đánh chiếm Nam Kỳ. Đồng thời cấu kết với bọn Hải phỉ Tạ Văn Phụng gây rối dọc bờ biển Bắc Kỳ tạo đường cho chúng đánh ra - Vua Tự Đức phái cử nhân tuần phủ Bùi Huy Phan (người làng Bách Cốc) chỉ huy quân tiêu phí, đánh chiếm lại thành Cam Giang và Ninh Giang (Hải Dương), đuổi bọn phí ra đảo Cát Bà, Ngày mồng ba tháng 9 năm Quỷ Hợi (1865), trong trận thủy chiến ở đảo Cát Bà, Bùi Huy Phan cùng con rể là Nguyễn Qúy Doãn, cháu là suất đội Bùi Huy Tiến chiến đấu đến cùng và anh dũng hy sinh.

Năm 1873, Pháp đem quân đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Sau khi chiếm Phủ Lý, Ninh Bình và Hưng Yên, ngày 10-12-1873, Pháp tập trung quân đánh Nam Định. Tàu chiến Xcooc-pi-ông từ Ninh Bình theo sông Đáy vào sông Đào tiến về Nam Định. Nghĩa quân do đốc học Phạm Văn Nghị chỉ huy chặn đánh địch tại đồn Độc Bộ phối hợp với dân binh do Ngô Lý Diên chỉ huy, nã súng vào tàu giặc, bắn gãy cột buồm, mất cột thu lôi - Dân binh các làng ven sông bơi thuyền len lỏi trong lau sậy đánh trả địch ác liệt lao những chướng ngại vật ra dòng nước cản giặc. Mãi gần trưa hôm sau, tàu địch mới vượt qua đồn tiền tiêu này đổ bộ vào thành Nam Định. Bọn quan lại đầu tỉnh bỏ chạy hết, nhưng phần đông binh lính vẫn ở lại chiến đấu giữ thành - Trong số này có nhiều võ sinh quê Vụ Bản như Suất đội Nguyễn Văn Nhự ở làng Hổ Sơn, Quản Mười, đội Chín, Thơ Ngữ, Binh Nhĩ, binh Nhã người làng Cao Phương. Đội Nhự hy sinh, số khác bị thương, nhưng anh em quyết không chịu hàng, cố mở cửa thành chạy về Vụ Bản. Thành Nam Định thất thủ, các văn thân yêu nước tiếp tục cuộc vận động chống Pháp - Các làng xung quanh Thành Nam, trong đó có Tiểu Cốc (Tân Thành) đào hào đắp lũy rào làng, vũ trang cho dân binh bao vây uy hiếp Thành Nam. Nhiều nghĩa sĩ Vụ Bản tham gia nghĩa quân núi Rà (Ý Yên) do đốc học Phạm Văn Nghị và tú tài Phạm Lý chỉ huy. Đội trưởng cử nhân Võ Lê Xuân Sơn (người làng Duyên Trường, Minh Thuận) chỉ huy hương binh Vụ Bản, tham gia nghĩa quân núi Rà, vận động dân binh các làng Duyên Trường, Hạ Xá, Việt An, bàn kết phối hợp bảo vệ huyện thành Vụ Bản. Đầu năm 1874, Đội Sơn đã cùng dân bỉnh chặn giặc ở Cầu Ngăm, đánh đuổi quân Pháp đến tận Đồng Mông - Quang Trung qua sông chạy về Thành Nam.

          Năm 1883, Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai, Ngày 27-3-1883, chúng tấn công thành Nam Định, Quan binh trong thành do Ấn Sát Hồ Bá Ôn và đề đốc Lê Văn Điểm chỉ huy quyết giữ thành. Án sát Hồ Bá Ôn bị thương nặng, đề đốc Lê Văn Điếm, hy sinh, quan binh phải rút về cố thủ ở Mỹ Trọng, Cầu Gia, Tiểu Cốc, lập phòng tuyến bao vây lại quân Pháp. Đêm các làng Vụ Bản cung cấp quân lương, canh gác thôn xóm, hỗ trợ cho quan quân đánh giặc, kéo dài đến tháng 7-1883. Triều đình Huế nhu nhược đầu hàng, ký hiệp ước 1883 bán nước ta cho Pháp, quan binh buộc phải giải tán. Bắc kỳ biến thành xứ bảo hộ của Pháp. Thực dân Pháp thực hiện chính sách vừa mua chuộc dụ dỗ vừa bức bách sĩ phu văn thân ra làm quan, thực chất là làm tay sai cho chúng để chúng dễ bề trị dân. Phần đông các sĩ phu Vụ Bản có lòng yêu nước, sống ẩn dật, mở trường dạy học,làm thơ cảm khái, quyết không hợp tác với địch. Một số bất đắc dĩ phải nhận quan chức cũng chỉ nhận các chức học quan như Đốc học, huấn đạo... Một số không nhỏ biểu hiện tinh thần bất khuất ngấm ngầm hoặc công khai tham gia các phong trào Cần Vương yêu nước vũ trang chống Pháp. Năm 1884, đề đốc Tạ Hiện người Thái Bình, tập trung hàng ngàn nghĩa quân ở đền Bảo Lộc (Mỹ Lộc) chuẩn bị đánh úp lấy lại Thành Nam. Nhiều thanh niên, sĩ phu yêu nước ở Vụ Bản tham gia nghĩa quân, tiêu biểu như đội trưởng Nguyễn Đình Cuông người làng Hồ Sen. Kế hoạch bị bại lộ, giặc Pháp bao vây lại nghĩa quân - nghĩa quân Tạ Hiện vừa đánh vừa rút qua đường Vụ Bản, vượt sông Đào sang Nam Trực, di chuyển về Thái Bình. Đội Cuông và một số nghĩa sĩ chiến đấu hy sinh chặn địch cho đại quân rút lui, Hưởng ứng phong trào Cần vương chống Pháp đỏ vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, nhiều vẫn thân sĩ phu yêu nước Vụ Bản đã tổ chức dân bình, chuẩn bị vớ khí, lượng thực, xây dựng cơ sở, chờ thời cơ khởi sự, tiêu biểu như các làng Vân Cát, Duyên Trường, Hào Kiệt, Định Trạch, Thái La, Hạnh Lâm v.v. .       Phong trào lan rộng, thực dân Pháp phải cho quân đồn trú nhiều nơi để đàn áp. Tháng 12-1888, một lực lượng quân Pháp vào đóng ở Tiên Hương, kiếm soát gắt gao

các làng xung quanh. NGày 23-12-1888, dân binh làng Vân Cát do Trần Văn Đặng chỉ huy phối hợp với nghĩa quân Tạ Hiện do đội Võ chỉ huy tập kích đồn binh Tiên Hương của Pháp, cuộc chúng phải rút chạy. Hôm sau, giặc Pháp kéo quân từ Nam Định về tấn công làng Vân Cát. Dựa vào địa thế làng đã được rào kín, ngõ ngách nhiều, lại đào hào sâu phía trong, nghĩa quân Vân Cát đã đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, diệt một lính Pháp làm bị thương nhiều tên khác, không cho chúng vào làng. Ở Duyên Trường, đội trưởng Lê Xuân Sơn tập hợp dân binh trong vùng tiếp tục luyện tập cả thủy lẫn bộ, rồi đem quân vào Ninh Bình, phối hợp với nghĩa quân của Thiên hộ Nguyễn Giản chiếm lại thành Ninh Bình. Nhưng việc không thành. Ở Hào

Kiệt, Đốc vận quân lương Phạm Văn Nhiễu tổ chức vận động nhân dân ủng hộ nghĩa quân Tạ Hiện vũ khí và lương thực, đã nhiều lần chuyển được sang Thái Bình. Phong trào Tạ Hiện thất bại, ông vào Thanh Hóa tiếp tục tham gia nghĩa quân Tống Duy Tân chống Pháp - Ở Định Trạch, Đốc biện quân lương Đàm Trí Trạch có liên hệ với Nguyễn Quang Bích để mưu đồ khởi nghĩa, lo sắm nhiều vũ khí, tập hợp thợ rèn Bảo Ngũ rèn dáo mác. Do không bảo vệ được bí mật, thực dân Pháp đem quân đàn áp, đốt cháy làng Bảo Ngũ, Cao Phương, Định Trạch, nhưng nghĩa quân và thợ rèn rút lui an toàn về Hào Kiệt - Đàm Trí Trạch lên Hòa Bình tiếp tục hoạt động. Ở làng Thái La, ông đồ Nguyễn Đức Huy phối hợp với ông cử Hạnh Lâm chuẩn bị võ trang khởi nghĩa, nhưng chưa khởi sự dịch đã khủng bố - ông đồ Huy đã hy sinh bất khuất.

          Phong trào Cần Vương và những cuộc khởi nghĩa chống Pháp trong cả nước và ở Vụ Bản cuối cùng đều thất bại, do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng dần đất dân tộc ta đến thắng lợi - Thất bại của phong trào này đánh dấu sự chấm đứt thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ hệ tư tưởng phong kiến. t Vào đầu thế kỷ XX, nước Nhật từ sau cuộc vận động Minh Trị Duy Tân, đã trở thành một cường quốc đế quốc chủ nghĩa ở Châu Á, đánh bại Nga Hoàng trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1905) và đánh bại nhà Thanh trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1904 - 1905) - Ở Trung Quốc, cách mạng Tân Hợi (1911) đã đánh đổ triều đình Mãn Thanh, lập ra nước Trung Hoa dân quốc - Những sự kiện trên đây đã ảnh hưởng đến phong trào yêu nước Việt Nam - Ý thức hệ tư sản phương Tây đã thâm nhập vào Việt Nam. Một số sĩ phu yêu nước tiến bộ đã tiếp thu trào lưu tư tưởng này. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917), đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử nhân loại. Từ đây, cách mạng Việt Nam cũng bắt đầu có những chuyển biến mới, có tác động sâu sắc vào phong trào yêu nước dân chủ và sự thành lập Đảng ở nước ta, ở Nam Định và của Vụ Bản. Nhìn chung, Vụ Bản là một huyện hình thành sớm trong tỉnh Nam Định, có lịch sử lâu đời và truyền thống vẻ vang - Tuy là vùng chiêm trũng của châu thổ Sông Hồng, nhưng Vụ Bản có cảnh quan sơn thủy hữu tình, có những dải đất cao tạo nên những cánh đồng mầu màu mỡ, làm cho nông nghiệp phát triển phong phú, đa dạng, thậm chí còn được đặt tên là Thiên Bản với ý nghĩa là trung tâm nông nghiệp lâu dời. Vụ Bản lại nằm trên nhiều đường giao thông quan trọng, từ đường Thiên lý dịch mãi xưa, đến đường quốc lộ 10, quốc lộ 12, đường xe lửa xuyên Việt đi qua, lại kể cận thành phố Nam Định, nển có điều kiện giao lại phát triển kinh tế nông công thương nghiệp, Mặt khác, Vụ Bản cũng chịu nhiều tác động của biến thiên lịch sử dân lộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ thuở các vụa Hùng lập nghiệp, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hiến dân tộc lâu đời mà ít miền có được./.

Phòng VHTT sưu tầm, biên soạn và giới thiệu

Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Vụ Bản