Xã Thành Lợi đón bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình làng Kĩa
Sáng ngày 29/5, tức ngày 11/4 âm lịch,
UBND xã Thành Lợi đã tổ chức Lễ đón bằng công nhận Đình làng Kĩa là di tích Lịch
sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Các đại biểu về
dự buổi lễ
Về dự buổi lễ, ở tỉnh có lãnh đạo,
chuyên viên Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Nam Định.
Ở huyện có đồng chí Phạm Xuân Thao, Uỷ
viên Ban Thường vụ Huyện ủy; Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy; lãnh đạo Phòng
Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện; các đồng
chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, Trưởng các ban, nghành, đoàn thể địa phương, đại
diện các di tích trong xã cùng đông đảo Nhân dân địa phương.
Đồng chí Phạm
Xuân Thao, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện ủy; Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy
trao bằng và tặng hoa chúc mừng xã Thành Lợi
Các đại biểu về tặng hoa chúc mừng
Đình làng Kĩa, xã Thành Lợi
là một công trình tín ngưỡng được xây dựng vào thời Hậu Lê, có diện tích rộng 500m2,
mặt quay về hướng Tây Nam, gồm các hạng mục, như nghi môn và
đình làng, được bố trí một cách hợp lý tạo cảnh quan vừa thoáng đãng, vừa cổ
kính. Đây là công trình kiến trúc được xây dựng mang đậm
phong cách cổ, có giá trị cao về mặt mỹ thuật, kiến trúc. Trong đó, Nghi môn được thiết kế theo kiểu “tứ trụ”, tạo thành bức bình phong ở giữa và hai
cổng hai bên để tạo lối đi vào bên trong di tích. Đình làng có kiến trúc kiểu chữ tam gồm: tiền đường, trung đường và hậu cung,
mái lợp ngói nam. Toàn bộ họa tiết trang trí mang phong cách
nghệ thuật thời Hậu Lê, thế kỷ XVII - XVIII. Tòa hậu cung là nơi đặt ngai và
tượng thờ 3 vị: Đông Hải đại vương Đoàn Thượng, Tây Hải đại vương và Bắc nhạc
đại vương. Đây là các vị thần đã có công giúp dân, giúp vua đánh giặc
giữ nước và được Nhân dân thờ cúng tôn thờ với vai trò là thành hoàng
làng.


Lãnh đạo UBND
xã trao quyết định thành lập Ban quản lý di tích và phát biểu giao nhiệm vụ
Ngoài giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đình làng Kĩa còn lưu giữ được
một số hiện vật có giá trị tiêu biểu, minh chứng cho quá trình hình thành và khẳng
định giá trị lịch sử, văn hóa của ngôi đình, như Câu đối treo ở gian giữa trung đường, được làm vào triều vua Thành Thái, năm Ất
Mùi (1895); Ngai và mũ thờ tại
gian ngoài hậu cung của đình còn lưu giữ ba cỗ ngai và mũ thờ niên đại thời
Nguyễn, thế kỷ XIX;
Tượng thờ Tại hậu cung. Trải qua từng
giai đoạn lịch sử, ngôi đình đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần và mới đây nhất
vào đầu năm 2023, đình làng Kĩa được trùng tu một số hạng mục bằng nguồn xã hội
hóa, với tổng giá trị trên 350 triệu đồng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh
của Nhân dân địa phương.
Các Đoàn đại biểu dâng hương tại Đình làng Kĩa, xã
Thành Lợi
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
Đình làng Kĩa, xã Thành Lợi đã song hành cùng các phong trào cách mạng, là nơi
tổ chức nhiều lớp học cho nhân dân trong làng, là cơ sở hoạt động cách mạng,
dân quân du kích địa phương bí mật bàn kế hoạch chống địch càn quét khủng bố và
cũng là nơi đưa tiễn con em trong xã lên
đường tòng quân đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. Sau ngày hòa bình thống nhất đất nước, đình làng Kĩa là nơi tuyên truyền
vận động nhân dân tham gia đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh quốc phòng của địa phương. Ngày nay, Đình làng là nơi thực hành
văn hóa, tín ngưỡng của Nhân dân, là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền
thống của xóm, của xã. Đây cũng là chứng cứ
lịch sử khẳng định giá trị của di tích góp phần giáo dục truyền thống cách mạng
cho các thế hệ người dân địa phương.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, ngày
15/12/2022,
Đình làng Kĩa, xã Thành Lợi được Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định ký Quyết định số
2349/QĐ- UBND về việc xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh. Tại buổi lễ đón bằng di tích lịch sử văn hóa
cấp tỉnh, cán bộ và Nhân dân vui mừng, phấn khởi ôn lại lịch sử
ra đời của Đình làng và sự gắn kết song hành của Đình làng với quá trình xây
dựng đất nước, quê hương. Cũng nhân dịp này, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy,
chính quyền xã Thành Lợi, cấp ủy, Ban công tác mặt trận, các đoàn thể và Nhân
dân các xóm đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng và văn nghệ thể thao.


Việc tổ chức lễ đón bằng cùng với các hoạt
động tế lễ, các trò chơi dân dan, như đấu vật, bịt mắt bắt vịt, cầu kiều là dịp
quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương; đồng thời là nguồn cổ vũ, động
viên các tầng lớp Nhân dân chung tay gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị di
tích lịch sử văn hóa của quê hương, dân tộc.
P/v: Hải Vân – Trung
tâm VH – TT& TT huyện