KHI CẦN GIẢI ĐÁP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH - HÃY GỌI NGAY ĐẾN ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỐ ĐT 0228.3821626 - 0888305268!


 



anh tin bai

 

anh tin bai

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Lễ hội tri ân công đức tại Chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh
Lượt xem: 519

Ngày 27/5, tức ngày 9/4 âm lịch, tại Khu di tích lịch sử Đền – Chùa Hổ Sơn, UBND xã Liên Minh đã tổ chức lễ hội truyền thống cầu an nhân kỷ niệm 683 năm ngày kị của Công chúa Huyền Trân.

 

anh tin bai
anh tin bai
 
Các đại biểu và phật tử về dự khai mạc lễ hội

 

Về dự khai mạc lễ hội có đại diện các ban, ngành của huyện, Lãnh đạo Đảng, chính quyền, trưởng các ban, ngành, đoàn thể xã Liên Minh; đại diện Tập đoàn BB Group – đơn vị tài trợ xây dựng Khu di tích lịch sử văn hóa Chùa Hổ Sơn; đại diện các dòng họ Trần trong tỉnh và các tăng ni, phật tử trong và ngoài xã, cùng đông đảo các tầng lớp Nhân dân, du khách thập phương.

anh tin bai

Lãnh đạo UBND xã Liên Minh phát biểu khai mạc lễ hội

 

Chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh được xây dựng cách đây hơn 700 năm. Đây là nơi công chúa Huyền Trân về lập am thờ phật. Công chúa Huyền Trân là em gái Vua Trần Anh Tông, con gái duy nhất của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và Thái hậu Khâm Từ Bảo Thánh. Công chúa sinh ra và lớn lên trong cảnh nước Đại Việt vừa trải qua binh biến tàn khốc sau 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Theo sử sách, năm 1301, một lần sang Chiêm Thành, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã hứa gả Công chúa Huyền Trân cho Chúa Chiêm là Chế Mân để tỏ tình hoà hảo. Với lòng yêu nước thương dân và nghe lời vua cha, Công chúa Huyền Trân hy sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân của mình vì sự hưng thịnh của đất nước, đã lên kiệu hoa về Chiêm Thành làm vợ vua Chế Mân năm 1306 để giữ mỗi hòa hiếu giữa hai nước. Đáp lại tấm thịnh tình của vua Trần Nhân Tông, vua nước chiêm Thành đã dâng hiến Châu Ô và Châu Lý, tức từ đèo Hải Vân đến tỉnh Quảng Trị ngày nay cho nước Đại Việt. Sống ở đất Chiêm, Công chúa Huyền Trân đi du hành, vãn cảnh khắp nơi để tìm hiểu nền văn hoá Chăm Pa. Thấm nhuần tư tưởng “từ bi, bác ái” của vua cha, Huyền Trân đã cho xây dựng nhiều đền đài, chùa tháp và thường xuyên chăm lo cho cuộc sống người dân nên được nhiều người yêu mến. Cuộc hôn nhân ngắn ngủi của Công chúa Huyền Trân chỉ kéo dài có hơn 1 năm do vua Chế Mân đột ngột mất vì bạo bệnh. Theo phong tục của Chiêm Thành, Huyền Trân là người được Chúa Chiêm yêu mến nhất nên phải lên giàn hỏa thiêu. Tuy nhiên, lúc này Huyền Trân vừa mới sinh thế tử Chế Đa Đa. Nghe tin đó, vua Trần Anh Tông là anh trai của Công chúa Huyền Trân đã cử một đoàn sứ giả sang nước Chiêm Thành đón bà về. Trải qua 10 tháng lênh đênh trên biển, tháng 8 năm 1308, công chúa Huyền Trân cùng với đoàn mới về đến kinh thành Thăng Long. Đầu năm 1309, công chúa Huyền Trân đã xin Thượng hoàng là cha Trần Nhân Tông – lúc đó đang tu ở Yên Tử cho bà xuống tóc xuất gia tu hành. Đến năm 1311, công chúa Huyền Trân về chân núi Hổ lập am thờ Phật cho đến khi qua đời vào ngày 9/4 năm Canh Thìn. Thời điểm đó, ở làng Tiền, xã Tam Thanh, phía tây núi Hổ có Công chúa Thụy Bảo là cô ruột của Công chúa Huyền Trân đang tạo vườn hoa An Lạc và lập chùa tu hành. Tại đây, hai người cùng tu hành, phụng sự Phật pháp, khai hoang lập ấp, dạy dân trồng cây lương thực để cuộc sống ấm no, trồng cây thuốc nam để chữa bênh và không ngừng chăm lo cho đời sống Nhân dân trong vùng ngày càng thịnh vượng. Sau khi hai bà mất, Nhân dân làng Hổ Sơn lập am thờ trên chùa Nộn Sơn để tri ân công đức. Ghi nhớ công ơn và tiếc thương người con gái nước Đại Việt nết na xinh đẹp đã dâng trọn tuổi thanh xuân của mình để đem lại hòa bình thịnh trị và mở mang bờ cõi cho đất nước, Nhân dân làng Hổ Sơn đã tôn bà là Thánh Mẫu và lập đền thờ bà tại nơi bà tu hành. Hàng năm vào ngày 9/4 âm lịch là ngày kị của Công chúa Huyền Trân, dân làng Hổ Sơn tổ chức lễ hội để tưởng nhớ, tri ân công đức bà.

anh tin bai

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

Các đại biểu về dự, tặng hoa chúc mừng và dâng hương tại Đền thờ Công chúa Huyền Trân

 

Lễ hội truyền thống Đền – Chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh năm nay diễn ra trong 3 ngày với nhiều hoạt động văn hóa tâm linh, văn nghệ chào mừng với sự tham gia cổ vũ của đông đảo phật tử, các tầng lớp Nhân dân và du khách thập phương; khai mạc lễ hội, tri ân công lao của Huyên Trân công chúa, lễ dâng hương, lễ tế và các hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Trong đó, nghi lễ rước chân hương Huyền Trân Công chúa về Đình có sự tham gia của các đội múa rồng, múa lân, các đoàn phật tử trong và ngoài xã.

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

Lễ rước Chân hương Công chúa Huyền Trân

 

Việc tổ chức Lễ hội nhằm tri ân công đức của Công chúa Huyền Trân và các vị tiền nhân đã có công bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân. Đây cũng là dịp giới thiệu, quảng bá về mảnh đất, con người xã Liên Minh và nhất là Khu di tích lịch sử văn hóa Chùa Hổ Sơn vừa được trùng tu, tôn tạo khang trang, bề thế; đồng thời, cũng là dịp giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống của quê hương.

 

P/v: Hải Vân – Trung tâm VH – TT&TT huyện