KHI CẦN GIẢI ĐÁP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH - HÃY GỌI NGAY ĐẾN ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỐ ĐT 0228.3821626 - 0888305268!


 



anh tin bai
 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hội nông dân huyện: Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ giám sát và phản biện xã hội; chuyển giao tiến bộ KHKT cho cán bộ, hội viên nông dân
Lượt xem: 240

 Sáng ngày 6/5, Hội Nông dân huyện phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ giám sát và phản biện xã hội; chuyển giao tiến bộ KHKT cho cán bộ, hội viên nông dân.

 

anh tin bai

Các đại biểu tham dự lớp tập huấn

 

Tham dự lớp tập huấn có đồng chí Đặng Ngọc Hà - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; đại diện Hội Nông dân huyện; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện; lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền xã Hợp Hưng, cùng 100 đại biểu là cán bộ Chi, tổ và hội viên nông dân của 3 xã: Hợp Hưng, Trung Thành, Hiển Khánh.

 

anh tin bai

Đ/c Đặng Ngọc Hà - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh phát biểu khai mạc lớp tập huấn

 

Tại lớp tập huấn, đồng chí cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh giới thiệu phương pháp giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trong đó, tập trung vào nội dung cung cấp cho các cán bộ hội viên nông dân những kiến thức để giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp; cách thức nhận biết những sản phẩm vật tư nông nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định của pháp luật; các sản phẩm hàng giả, kém chất lượng, hàng nhập lậu, ngoài danh mục lưu hành, không rõ nguồn gốc; quy trình kỹ thuật hướng dẫn sử dụng vật tư nông nghiệp. Từ đó, các cán bộ hội viên nông dân sẽ tiếp tục truyền đạt, vận động, hướng dẫn người dân cùng tham gia giám sát nhằm tìm ra những nhân tố mới, tích cực để tuyên truyền, nhân rộng, đồng thời phát hiện những cơ sở vi phạm pháp luật liên quan đến vật tư nông nghiệp để đề xuất biện pháp ngăn chặn, xử lý.

 

anh tin bai

Đ/c cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh giới thiệu phương pháp giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh sử dụng vật tư nông nghiệp

 

Bên cạnh đó, cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thông báo kết quả kiểm tra giám sát trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây. Theo đó, thời gian qua, công tác kiểm tra giám sát các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được thực hiện thường xuyên. Hầu hết các cơ sở đều có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn; giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; chứng nhận huấn luyện phòng cháy chữa cháy và tập huấn về văn bản pháp luật mới. Các cơ sở tuân thủ các quy định về điều kiện kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Có cửa hàng; có biển hiệu cơ sở; hàng hóa sắp xếp gọn gàng; có niêm yết giá bán; có sổ ghi chép xuất nhập hàng hóa, có hợp đồng, hóa đơn chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra giám sát vẫn cũng còn một số hạn chế, thiếu sót. Những hạn chế đó cơ sở đều biết nhưng do ý thức của chủ cơ sở chưa tốt, những sai sót nằm trong khả năng khắc phục của cơ sở.

 

anh tin bai

Đ/c cán bộ của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn cán bộ hội viên nông dân kỹ năng phòng trừ lúa cỏ và giới thiệu một số máy cấy

 

Tiếp đó, tại lớp tập huấn, cán bộ của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện hướng dẫn cán bộ hội viên nông dân các đặc điểm nhận dạng lúa cỏ, nguyên nhân xuất hiện và lan rộng, tác hại của lúa cỏ và các biện pháp kỹ thuật phòng trừ lúa cỏ. Đồng thời giới thiệu một số máy cấy như: máy cấy cầm tay Văn Lang, máy cấy Kubota… Chia sẻ kỹ thuật canh tác khi sử dụng máy cấy trong sản xuất giúp cho bà con tiết kiệm được lượng giống, lượng thuốc phun xịt, cây lúa ít đổ ngã hơn so với gieo sạ thông thường do mật độ gieo cấy thưa, cây lúa quang hợp tốt, ruộng lúa thông thoáng hạn chế phá hoại như: khô vằn, rầy… hiệu quả kinh tế cao hơn khi bà con sử dụng máy cấy. Thông qua đó, giúp cán bộ hội viên nông dân hiểu rõ hơn về quy trình kỹ thuật và những lợi ích khi ứng dụng kỹ thuật cấy máy trong sản xuất lúa gắn với việc cơ giới hóa trên đồng ruộng, nhằm giải phóng sức lao động, làm giảm công lao động và an toàn cho sức khỏe, giảm chi phí đầu tư phân bón, giảm dịch bệnh trên lúa, góp phần tăng năng suất và chất lượng gạo cao hơn mang tính bền vững hơn./.

T/h: Huyền Trang

(Trung tâm VH, TT & TT huyện)