UBND huyện Vụ Bản tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ Xuân năm 2022, triển khai sản xuất vụ Xuân năm 2023
Sáng ngày 24 tháng 11, UBND huyện tổ chức hội
nghị tổng kết sản xuất vụ Xuân năm 2022, triển khai sản xuất vụ Xuân năm 2023;
đánh giá mô hình áp dụng máy cấy mạ khay trong sản xuất nông nghiệp.
Đại biểu dự hội nghị
Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Sinh Tiến - Phó
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng chí Phạm Ngọc Chi - Ủy
viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện chủ trì hội
nghị.
Tham dự hội nghị có đồng chí Lại Hồng Quý - Ủy
viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện; đại diện Chi cục Trồng
trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh; Lãnh đạo các hội, đoàn thể và các cơ quan có liên
quan của huyện, cùng các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban nông
nghiệp các xã, thị trấn, các đồng chí Chủ tịch Hội đồng quản trị các HTX dịch
vụ nông nghiệp trong huyện và đại diện một số hộ gia đình thực hiện mô hình máy
cấy mạ khay.
Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện báo cáo tổng kết sản xuất vụ Xuân năm 2022
Theo báo cáo, huyện nhà triển khai sản xuất vụ
Xuân năm 2022 trong điều kiện có nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của nhiều đợt rét
đậm, rét hại kết hợp với mưa lớn từ ngày 19 - 21/02/23 đã làm cho nhiều diện
tích lúa mới cấy, sạ và rau màu bị táp lá, đen rễ và chết rải rác, hình thành
các trà lúa sinh trưởng không đồng đều. Toàn huyện có trên 454 ha lúa phải gieo
cấy lại. Song với sự chỉ đọa của cấp ủy chính quyền và của các hộ nông dân nên
vụ Xuân năm 2022 vẫn đạt kết quả toàn diện về năng suất, sản lượng và hiệu quả
kinh tế. Năng suất lúa bình quân đạt 61,63 tạ/ha, tương đương với vụ Xuân 2021.
Các tiến bộ tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa được các địa phương áp dụng và mở
rộng. Vụ Xuân 2022 đã triển khai 6 mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy vào sản
xuất lúa, 14 mô hình khuyến nông, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản
xuất như: Mô hình trình diễn áp dụng công nghệ hạt giống lúa nảy mầm sẵn ở xã
Minh Tân, mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đối với cây lạc, mô hình
khảo nghiệm giống lúa Ngọc Châu tại xã Trung Thành, mô hình quản lý dịch hại
tổng hợp IPM tại xã Minh Thuận và Hợp Hưng. Tiếp tục mở rộng các mô hình cánh
đồng mẫu lớn, mô hình liên kết, mô hình sản xuất như: Chuỗi liên kết sản xuất
và tiêu thụ lúa gạo của Công ty TNHH Toản Xuân, HTX chế biến nông sản Bốn
Thuận, Công ty CP Giống cây trồng Nam Định. Mô hình sản xuất Sen lấy củ tại HTX
Minh Tân, mô hình trồng rau sạch công nghệ cao của Công ty CP sản xuất và đầu
tư nông nghiệp công nghệ cao Thần Nông - xã Đại Thắng, mô hình chuyển đổi trồng
lúa sang trồng cỏ, ngô sinh khối để nuôi bò tại xã Hiển Khánh; mô hình trồng
hoa, cây cảnh ở các xã Tân Thành, Thành Lợi, Minh Thuận, Kim Thái, cùng nhiều
mô hình hộ nông dân tích tụ, thuê gom ruộng, đầu tư máy móc cơ giới hóa và chủ
động liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Tuy
nhiên, theo đánh giá của UBND huyện, vụ Xuân 2022 của huyện nhà còn một số hạn
chế như: Giá cả, vật tư nông nghiệp tăng mạnh, dịch bệnh trên đàn vật nuôi
vãn tiềm ẩn, luôn có nguy cơ bùng phát làm giảm cơ hội đầu tư của người sản
xuất và hiệu quả sản xuất; Việc chấp hành chỉ đạo về lịch thời vụ ở một số địa
phương còn chưa tốt; tình trạng sử dụng nhiều giống trên cùng một cánh đồng còn
ở nhiều địa phương. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm chưa
đạt kế hoạch. Các nội dung cơ cấu lại ngành Nông nghiệp chưa được triển khai
đồng bộ ở các địa phương, số mô hình còn hạn chế, chậm được nhân rộng. Tình
trạng bỏ ruộng hoang có xu thế giảm nhưng vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều địa
phương. Các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm quy mô còn nhỏ, một số
mô hình chưa thực sự bền vững; hợp đồng liên kết chưa chặt chẽ nên các tổ chức,
cá nhân và hộ nông dân chưa yên tâm tham gia chuỗi liên kết. Hiệu quả và vai
trò của các HTXNN trong việc tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất giữa nông dân
với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa có sự đổi mới…
Trên cơ sở đánh giá chính xác, toàn diện những
kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại trong vụ Xuân năm 2022, UBND
huyện Vụ Bản đã xây dựng và triển khai phương hướng, nhiệm vụ sản xuất vụ Xuân
năm 2022. Phương hướng chỉ đạo là: Chủ động, tích cực khắc phục khó khăn, bám
sát diễn biến của thời tiết phấn đấu sản xuất vụ Xuân đạt kết quả cao. Chú
trọng đẩy mạnh chuyển dịch sang sản xuất nông sản, thực phẩm hàng hóa chất
lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhân rộng các mô hình tích tụ
ruộng đất, mô hình chuyển đổi cơ cấu để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản
xuất nông nghiệp; đẩy mạnh các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - chế
biến - tiêu thụ nông sản. Phấn đấu hoàn thành công tác gieo cấy lúa Xuân xong
trước 22/02/2023.
Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện
báo cáo kết quả mô hình áp dụng máy cấy mạ khay trong sản xuất nông nghiệp.
Cũng tại Hội nghị, UBND huyện cũng đánh giá
hiệu quả của mô hình áp dụng máy cấy mạ khay trong sản xuất nông nghiệp. Theo
đó, năm 2022, trên địa bàn toàn huyện đã có 6 xã trong vụ Xuân, 11 xã trong vụ
Mùa triển khai áp dụng mô hình Máy cấy mạ khay. Kết quả, việc sử dụng máy cấy
đã giúp tiết công lao động so với kỹ thuật cây truyền thống, tiết kiệm công dặm
tia so với gieo sạ vãi từ đó giúp giảm chi phí xuất. Sử dụng máy cấy đảm bảo
khung thời vụ, nhất là ở Vụ xuân thường hay xảy ra rét đậm, vụ mùa xảy ra mưa
bão lớn vào thời điểm gieo cây khiến nhiều diện tích sạ bị ngập úng chết rét
phải gieo lại hoặc phải chăm sóc dặm tỉa. Khả năng chống đổ của lúa cấy máy tốt
hơn so với lúa sạ. Hạn chế được việc sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc bươu
vàng. Mật độ gieo cấy thưa, cây lúa quang hợp tốt, ruộng lửa thông thoáng hạn
chế sâu bệnh phá hoại, giảm số lần phun thuốc trừ sâu bệnh, giảm chi phí sản
xuất, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng, sức khỏe của người
dân. Khi sử dụng máy cấy, ruộng lúc nào cũng phải giữ nước nên hạn chế được có
đại nảy mầm và phát triển. Tình trạng lúa cỏ (lúa dại, lúa ma) dang có nguy cơ
lây lan rộng tập trung nhiều trên các diện tích gieo sạ, khi sử dụng máy cây sẽ
dễ dàng loại bỏ được các giống khác lẫn trên ruộng Lực lượng lao động nông
nghiệp ngày càng giảm, độ tuổi lao động ngày càng tăng thì áp dụng Máy cấy mạ
khay sẽ giải quyết rất tốt vấn đề này.
Ngoài ra, việc đưa máy cấy nói riêng, đẩy mạnh
cơ giới hóa nói chung còn tác động tích cực thúc đẩy tích tụ ruộng đất tạo diện
tích lớn để sản xuất tập trung, khắc phục được tình trạng bỏ ruộng do sản xuất
kém hiệu quả. Từ những ưu điểm nổi trội của mô hình máy cấy lúa, máy cấy mạ
khay, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân
dân chuyển đổi từ phương thức gieo sạ truyền thống sang phương thức cấy lúa
bằng máy.
Đại biểu phát biểu thảo luận
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận kết
quả đạt được vụ xuân 2022, cũng như những thuận lợi, khó khăn trong triển khai
thực hiện sản xuất vụ xuân 2023. Các đại biểu cũng đã trao đổi rõ hiệu quả
của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nhất là mô hình ứng dụng
máy cấy mạ khay trong sản xuất nông nghiệp.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và lãnh đạo HĐND huyện phát biểu tại hội nghị
Đồng chí Phạm Ngọc Chi - Ủy viên Ban
Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện phát biểu kết luận hội
nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm
Ngọc Chi - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện
đã chỉ đạo những nhiệm vụ cơ bản nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ
Xuân năm 2023./.
T/h: Xuân Lộc (Trung tâm VH-TT&TT huyện)