KHI CẦN GIẢI ĐÁP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH - HÃY GỌI NGAY ĐẾN ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỐ ĐT 0228.3821626 - 0888305268!


 



anh tin bai
 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Tiến sĩ Dương Xân
Lượt xem: 638

Tiến sĩ Dương Xân sinh vào cuối thời Lê sơ, Thời kỳ mà nhà Lê đang có nhiều biến động sau một thời gian dài thịnh trị, Vua Lê Hiến Tông mất, Tương Dục đế rồi Uy Mục đế lên thay, triều chính rối loạn, Mạc Đăng Dung nhân cơ hội làm chính biến, chuyển chính quyền về tay nhà Mạc, Lên ngôi được ba năm, Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, lên làm Thái Thượng Hoàng cùng lo việc nước. Đăng Doanh có nhiều chính sách tiến bộ, mở mang kinh tế, văn hóa, chỉnh đốn quan chức, trọng hiền tài mở nhiều khoa thi Mạc Đăng Doanh (niên hiệu Đại Chính) làm Vua có 11 năm (1580 - 1540), đã mở ba khoa thi Đình, chọn được 95 tiến sĩ trong đó có 03 trạng nguyên. Năm Đại chính thứ 6 (1535), có nhiền bậc sĩ đại phu dự thi. Nguyễn Bỉnh Khiêm học trò của Lương Đắc Bằng đậu Trạng nguyên, Dương Xân đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, được bổ làm Thừa chính sứ đạo Hưng Hóa. Đạo Hưng Hóa lúc đó bao gồm cả Phú Thọ, Yên Bái, Nghĩa Lộ và vùng Tây Bắc hiện nay. Đạo Hưng Hóa là vùng rừng núi biên giới Tây Bắc nước ta, có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Dương Xân đã dùng chính sách nhân hòa, đoàn kết dân tộc mà củng cố vùng biên giới, chánh sự đố kỵ, tranh chấp ảnh hưởng lẫn nhau của các dân tộc. Ông quan tâm đến việc dựa vào dân mà dẹp bọn phỉ thường ẩn náu trong rừng sâu ra cướp phá các bản làng, khiến dân được yên ổn làm ăn. Ông chăm lo việc mở mang kinh tế miền núi, cải thiện đời sống cho dân, khuyến khích dân trồng rừng, chăm sóc rừng, khai hoang, mở rộng diện tích trồng lúa nước, chăm lo việc nuôi trâu bò, dê lợn vừa có sức kéo, vừa có thịt ăn, vừa lấy phân bón ruộng. Ông đưa một số dân miền xuôi lên miền núi, cho định cư cùng dân thiểu số, trên cơ sở đó mà mang kỹ thuật canh tác tiến bộ, nhất là nghề trồng lúa nước, làm thủy lợi lên miền núi. Ông cho tìm nhiều giống cây ăn quả ngon của miền xuôi như nhãn, vải, cam, chanh lên trồng ở miền núi. Tương truyền ông trồng một rặng nhãn xung quanh lỵ sở và hai bên đường quan từ Lâm Thao đến Tam Nông, vừa làm bóng mát, vừa có thu lợi. Mạc Đăng Doanh thấy ông trị dân tốt, đã ban thưởng cho ông là "Tán trị công thần".

Ít năm sau, Mạc Đăng Doanh vời ông Dương Xân về triều thăng chức Hình bộ Hữu thị lang, ban tước là Diên Hà bá. Ông làm quan thanh liêm, cương trực, thẳng thắn, nghiêm khắc trong việc hình án. Khi Mạc Đăng Doanh mất (1540), các vua nhà Mạc kế tiếp không lo xây dựng đất nước mà chỉ lo tập trung lực lượng tiến hành chiến tranh liên miên chống lại thế lực nhà Lê Trung Hưng. Triều đình Mạc cũng rối loạn, phe phái tranh chấp quyền lực, quyền thần tác oai tác quái, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ trừ diệt bọn loạn thần, nhưng vua Mạc không nghe, bèn cởi mũ áo từ quan. Nhiều triều thần cũng cáo quan về ẩn dật hoặc tìm cách quay trở lại phù tá nhà Lê. Tiến sĩ Dương Xân cũng từ quan về làng dạy học. Cả hai triều Lê, Mạc đều thường cử người đến vời ông tiếp tục ra làm quan. Thấy ở nhà không ổn, ông bí mật bỏ nhà đi ẩn cư ở nơi khác. Ông đến vùng Quế Quyền, huyện Kim Bảng (nay thuộc Hà Nam) thấy phong cảnh núi rừng u tịch, có sông Hát chảy qua dưới chân núi, lại có chùa Đinh Xá và đền Ngọc Nhai được làm từ cuối đời Trần nay đã hoang tàn, Lúc đó, có bà Đinh Thị Liên và chồng là Nguyễn Khắc Hòa ở làng Dương Liễu đã bỏ tiền chiêu mộ dân nghèo khai phá vùng đất chân núi, ven sông này lập ra làng Đinh Xá, mở lò gốm, mở chợ, tạo nên cảnh buôn bán sầm uất, Bà Đinh lập chùa, rước chân nhang bà Man Nương, Ông Khâu Đà La và Tứ pháp về chùa. Chồng bà Đinh lập miếu thành Hoàng gọi là đền Ngọc Nhai dưới chân núi Ngọc để thờ. Ông Dương Xân lên đây, làm nhà bên phải đền Ngọc Nhai để ẩn cư, làm nghề dạy học. Ông bỏ tiền cùng dân làng Đinh Xá sửa lại chùa bà Đanh (chùa do bà Đinh Thị Liên lập, dân gọi trệch đi là chùa bà Đanh) và sửa đền Ngọc Nhai, lại sửa văn chỉ ở bên trái đền. Tiến sĩ Dương Xân sống cuộc đời ẩn dật, dạy học, làm thơ, nhàn tản, ngao du sông núi, mặc cuộc đời loạn lạc, tranh chấp lẫn nhau. Ông làm nhiều thơ văn, chép lại trong tập Thiên hạ đồ bình, Sơn Nam nhân vật chí và Nhân thế vịnh tập. Tiến sĩ Dương Xân có con trai là Dương Hành đậu Cống sĩ, làm quan đến chức Thẩm hình viện sự Hoằng Tín đại phu.

Khi hai cha con mất, dân làng Cao Phương lập đền thờ tôn là phúc thần. Đời Khải Định có sắc phong Tiến sĩ Dương Xân làm Tán trị thừa chính sứ Hưng Hóa, Hình bộ Hữu thị lang Diên Hà bá Dực Bảo Trung Hưng Trung đẳng thần. Từ đời Tự Đức, họ Dương đã lập văn chỉ riêng thờ tiến sĩ Dương Xân bên cạnh đình Giáp Nhì Cao Phương.

Phòng VHTT sưu tầm,soạn và giới thiệu

Theo Địa chí Văn hóa huyện Vụ Bản