KHI CẦN GIẢI ĐÁP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH - HÃY GỌI NGAY ĐẾN ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỐ ĐT 0228.3821626 - 0888305268!


 



anh tin bai
 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cử nhân Bùi Huy Phan
Lượt xem: 1020

Bùi Huy Phan, tự là Trọng Vỹ, sinh năm 1820 tại làng Bách Cốc, tổng Trình Xuyên Thượng (nay thuộc xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Ông là học trò cụ kép Bùi Doãn Thành (tự Dũng Phúc, thụy Thiền Chất), đậu Tú tài hai khóa đời Gia Long năm 1808 và 1811, làm Huấn đạo Quảng Bình, sau này về dạy học tại làng. Bùi Huy Phan đậu cử nhân năm Tân Sửu, đời Thiệu Trị (1841), lúc đầu làm Hành tẩu bộ Hộ, sau bổ làm Tri châu Vạn Ninh, tỉnh Quảng Yên, không sách nhiễu dân, dân tình tín phục, nên được lãnh hàm Tri phủ. Năm Tự Đức thứ 2 (1849), do thu phục được bọn phỉ nên được chính thức bổ làm Tri phủ, thăng Viên ngoại lang Năm Tự Đức thứ 6 (1853), từ chức Quản đạo Hà Tĩnh thăng Án sát tỉnh Quảng Yên, Năm Tự Đức thứ 12 (1859) được thăng Hồng Lô phụng hưởng tinh chức Bố chính tỉnh Lạng Sơn, Ông thi hành pháp luật, ngăn chặn được bọn Thanh phỉ, làm dân biên giới ổn định, lại được thăng Quang Lộc Tự Khanh lĩnh Bố chính tỉnh Bình Định, ông lập phép bắt giữ bọn cố đạo Tây Dương, Năm Tự Đức thứ 15 (1862), giặc cướp ở Hải Dương nỗi lên bức tỉnh thành Hải Dương, Hồng Lô Nguyễn Văn Vỹ bị bắt sống. Tổng thống quân vụ Trương Thượng thư (tức Trương Quốc Dụng) dẫn quân theo đường bộ xông lên cũng bị giặc vậy, Giặc lại chiếm cứ phủ thành Ninh Giang, Năm đó, vào tháng 5, ông cùng Thống chế Mai Viết dẫn đầu một đạo thủy binh đi tuần tiễu. Giặc tiến đến Ninh Giang, Mai Viết đổ bộ lên đất liền, liên tiếp đánh sâu vào trại giặc, liền bị hại. Tháng 6, ông cùng Thống chế Lê Quang Tiến tiến đánh giặc giải vây Ninh Giang, Hải Dương, quan binh tiến đến sông Cam đại phá được giặc. Đến một trái núi gần sông, trùm phỉ chạy thoát. Sớ tâu về triều, vua khen là đạo thủy binh đắc lực, chuẩn cho ông giữ chức Bố chính Quảng Yên hộ lý Tuần phủ, cùng lo giữ miền đó. Từ đó Lê Thống Chế sinh ra khác ý trong công việc chung. Ông bàn: giặc đến bước đường cùng, không nên đuổi gấp, nhưng Lê Thống Chế không nghe, thúc quân đến tận bờ đảo Cát Bà nơi bọn giặc trốn. Ông lại bàn nên hãy dừng lại, không nên dốc hết sức, tạm để quân sĩ nghỉ ngơi ăn uống, chờ dịp xuất quân đánh phá địch cũng chưa muộn. Thống chế không nghe, cứ ra lệnh cho tiền đạo tấn công, trung đạo tiếp ứng. Bọn giặc từ trong khe núi gây nhiễu rồi đi vòng về phía sau, bất ngờ nổ súng, quan binh rối loạn, tan tác. Bọn giặc thừa thế đánh tan cả tiền đạo, trung đạo quan binh. Thống chế vội đâm đầu xuống biển trước. Suất đội (Bùi Huy) Tiến là cháu của ông bàn kế xin đánh đỡ để ông xuống thuyền nhỏ thoát khỏi hiểm nghèo nhưng ông nói: "Ta chịu nặng ơn nước thì sống chết là ở chỗ này đây". Ông cùng con rể là Tú tài Nguyễn Quý Doãn gắng sức chống giặc. Doãn bị thương, ông cũng nhảy xuống biển tuẫn tiết. Đó là năm Quý Hợi, Tự Đức thứ 16 (1863), ngày mồng 3 tháng 9. Được tin, vua Tự Đức buồn tiếc muôn phần, đã ban sắc chỉ truy tặng hàm Tuần phủ cho ông.

Phòng VHTT sưu tầm,soạn và giới thiệu

Theo Địa chí Văn hóa huyện Vụ Bản