KHI CẦN GIẢI ĐÁP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH - HÃY GỌI NGAY ĐẾN ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỐ ĐT 0228.3821626 - 0888305268!


 



anh tin bai
 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đại học sĩ Vũ Vĩnh Trinh
Lượt xem: 942

Vũ Vĩnh Trinh tự Hựu Chi, hiệu Chương Sơn, người làng An Cự (nay thuộc xã Đại An, huyện Vụ Bản). Ông sinh vào cuối thời Trần trong một gia đình vọng tộc. Tổ tiên đã có người làm quan triều Trần tới chức Chi nội hầu kiêm Nội Mật viện sự, Khi giặc Minh xâm lược nước ta, lùng bắt các cựu thần Trần, Hồ nên gia đình phải sống ẩn dật nơi quê nhà. Tháng 5 năm Ký Dậu (1429), Lê Thái Tổ hạ chiếu cho quân dân các lộ và những người ẩn dật cùng là các quan tứ phẩm trở xuống, ai tinh thông kinh sử thì đến Sảnh đường kê khai danh sách đưa về kinh dự thi khoa Minh kinh đầu tiên, nhằm Chọn những người hiền tài phục vụ đất nước, Vũ Vĩnh Trinh đã về kinh thành Thăng Long để dầự thi, Khoa thi này chọn được hơn hai chục tiến sĩ, Vũ Vĩnh Trinh đậu thứ 5. Năm 1448, Vũ Vĩnh Trinh được phong làm giáo thụ Quốc Từ Giám, Chi một năm Sau, năm 1449, Vũ Vĩnh Trinh được thăng làm Trực giảng Quốc Tử Giám. Khoảng giữa năm Quang Thuận triều Lê Thánh Tông (1460-1469), ông được CS thăng làm Hàn lâm học sĩ kiêm Bí thư giám học sĩ, lại kiêm Hải Tây đạo Tuyên chính Sứ ty Tham tri, quyền Hộ Bộ Tả Thị Lang đảm nhiệm việc triều chính, lại vừa tham gia chính sự ở địa phương Hải Tây đạo (gồm các lộ Thanh Hoá, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá).

Tháng 3 năm Bính Tuất (1466), Vũ Vĩnh Trinh cùng với 2 quan Thừa chỉ Hàn Lâm viện Nguyễn Trực và Nguyễn Cư Đạo được cử làm Độc quyền khảo quan kỳ thi Hội. Đây là một khoa thi mở đầu cho việc thi cử đi vào nề nếp, học hành đi vào quy củ, đặt lệ ba năm thi một lần. Khoa thi Bính Tuất (1446) chọn được 27 tiến sĩ. Năm 1469, Vũ Vĩnh Trinh lại được cử làm Độc quyền khoa thi Kỷ Sửu, khoa này chọn được 22 tiến sĩ.

Năm 1467, qua kỳ khảo hạch, Vũ Vĩnh Trinh được thăng Hàn Lâm viện Đại học sĩ, quyền Hữu Thị lang bộ Lễ, kiêm Quang Lộc tự khanh, Bí thư giám tri Kinh diên sự. Làm Bí thư giám, trông coi kho sách của nhà vua, ông đã cùng với Đồng Bí thư giám Lương Thế Vinh tổ chức việc thu gom sách cũ thất tán trong thời thuộc Minh, bổ sung sắp xếp lại thư mục, đồng thời tổ chức việc mở rộng đọc sách cho các quan lại trong triều.

Năm 1468, Vũ Vĩnh Trinh đã cho in nhiều sách Ngũ Kinh và tâu xin nhà vua ban sách quý này cho Quốc Tử Giám và các quan ở các lộ, cho những người vừa đậu các khoa thi Hoành từ vào đọc sách. Bí thư giám lại cùng Quốc Tử Giám tổ chức các kỳ khảo hạch quan chức, kiểm tra việc học của các quan. Việc làm này đã gây được cao trào học hỏi, nâng cao kiến thức cho các quan lại, góp phần tuyển chọn nhân tài, thưởng phạt công minh qua các kỳ khảo hạch. Chính vì thế ông đã được nhà vua thưởng cho 10 quan tiền. Vũ Vĩnh Trinh là người ham đọc sách và thích làm thơ. Thơ của ông niêm luật chặt chẽ, có nhiều điển cố chứng tỏ ông hiểu biết rộng, Mặt khác, ông cũng đi sâu tìm hiểu văn học dân gian, biết nhiều truyền thuyết và phong tục tập quán được truyền tải nhuần nhuyễn trong những tác phẩm của mình. Ông hay du ngoạn danh lam thắng cảnh, làm thơ, hoạ thơ với các danh sĩ đương thời, cùng danh sĩ Lê Mộng Liên và Phạm Lập Trai biên tập sách Danh sơn thắng thủy đề thi là tập thơ chủ yếu ca vịnh các danh lam thắng cảnh của đất nước, của quê hương, nâng cao lòng tự hào dân tộc. Vũ Vĩnh Trinh làm quan trải 4 đời vua Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông và Lê Thánh Tông, Ông mất năm nào không rõ, Con trai ông là Vũ Duy Thiện đậu Hoàng giáp năm Mậu Tuất (1478), làm quan đến Hiến sát sứ Nhập thị kinh diên, tước Từ, có đi sứ nhà Minh và có công tu sửa các đền thờ Đinh Lê và các vua Trần, Hai cha con ông cũng lập đền thờ Thái Thượng lão quân ở làng An Cự, Khi hai ông mất, dân làng An Cự tôn làm phúc thần, thờ chung tại đền Thái Thượng lão quân.

Phòng VHTT sưu tầm,soạn và giới thiệu

Theo Địa chí Văn hóa huyện Vụ Bản